Bà Bùi Thị Hạnh, thôn Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) dạy chị em trong thôn dệt thổ cẩm.
(HBĐT) - Như hầu hết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, người Mường cũng có nghề dệt thổ cẩm truyền thống rất phát triển. Thổ cẩm Mường được đánh giá là một trong những sản phẩm đẹp nhất với những hoa văn tinh tế cầu kỳ.
Đặc trưng với 12 loại hoa văn, thổ cẩm được người Mường sử dụng để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống sinh hoạt. Đồng thời, các sản phẩm dù cùng loại cũng có thể được tạo nên từ nhiều mẫu hoa văn khác nhau. Tất cả làm nên sự phong phú và đa dạng cho các sản phẩm thổ cẩm của người Mường.
Bà Bùi Thị Phương, HTX Thổ cẩm Vọng Ngàn, Tân Lạc cho biết: "Đặc trưng của sản phẩm thổ cẩm truyền thống như cạp váy có con rồng, có trái mê, có trái mây có trái en, có con rồng cả, có con rồng con, có con hươu, cây chu đồng. Mặt phà của chúng tôi cũng có rất nhiều loại như phà luống, phà kẻ ô rồi phà quả trám. Chúng tôi có những mặt phà sáng tạo để làm khăn trải bàn như phà con ngựa con voi, những phà sáng tạo con rồng để làm khăn trải giường".
Trong truyền thống xa xưa của người Mường, con gái 15,16 tuổi đã phải biết dệt và làm những món đồ như gối, chăn, váy áo để mang về nhà chồng. Trải qua nhiều công đoạn như: trồng dâu, nuôi tằm, xe tơ, dệt vải và tạo hoa văn. Tất cả đòi hỏi đức tính cần mẫn chăm chỉ cũng như sự khéo léo và tinh tế của phụ nữ Mường.
Bà Bùi Thị Phương cho biết thêm: "Ngày nay, người Mường chúng tôi đã khấm khá hơn và đã biết làm đẹp cho mình. Có những chị mang về nhà chồng đến 20 chăn thổ cẩm Mường, 50 cái gối, mấy chục cái đệm lót để tặng nhà chồng. Vì thế, nhà chồng rất trân trọng vì điều đó cho thấy bàn tay khéo léo của họ".
Dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng trong đời sống của người Mường hôm nay vẫn có nhiều chuẩn mực truyền thống được bà con các bản làng trân trọng và gìn giữ. Trong đó, thổ cẩm truyền thống chính là một trong những nét văn hoá đẹp và có sức sống bền bỉ.
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Theo ông Đinh Hồng Cấm, Trưởng phòng VH – TT huyện Đà Bắc, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, các xã, thị trấn, ban điều hành tại xóm, bản, khu phố mà nòng cốt là các bí thư chi bộ, trưởng xóm, trưởng ban công tác mặt trận đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mỗi người dân, từng hộ gia đình thực hiện tốt phong trào xây dựng gia đình, khu phố văn hóa.
(HBĐT) - Từ lớp ra, Sơn vừa tấm tức, vừa hớt hải vì chiếc điện thoại Nokia mẹ mua cho. Sơn đã cất kỹ trong túi mà lại bị mất. Mới vừa đây thôi, Sơn còn nhận tin nhắn của chị Hà. Trưa nay về biết nói với mẹ thế nào đây? Sơn lục trong trí nhớ mà vẫn tặc tị.
(HBĐT) - Ngày 20/10, CLB hưu trí TP. Hòa Bình đã tổ chức lễ kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2012) và gặp mặt các hội viên nữ trong CLB.
Trẻ trung và năng động. Đam mê viết văn và không ngại ngần chia sẻ thẳng thắn những điều mình nghĩ. Không chỉ là một nhà giáo, nhà văn đầy cá tính, chị còn khiến không ít người ngạc nhiên bởi dấu ấn trong dịch thuật. Bên cạnh đó, người ta còn nhắc đến chị trong vai trò của một chuyên viên tư vấn quảng cáo và PR.
Tại hội thảo mang tên "Giá trị văn hóa, du lịch của sản phẩm làng nghề truyền thống Việt Nam" vừa diễn ra tại Hà Nội, các vấn đề xoay quanh du lịch làng nghề tiếp tục được đưa ra mổ xẻ một lần nữa cho thấy, sự trì trệ nhiều năm qua trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù.
Tròn nửa thế kỷ kể từ khi ra đời, bộ phim truyện nhựa “Con chim vành khuyên” của cố đạo diễn NSND Nguyễn Văn Thông sẽ lên đường đến với người xem quốc tế tại “Liên hoan phim quốc tế Imagineindia lần thứ 11” diễn ra tại Tây Ban Nha.