(HBĐT) - Chiều muộn, chị Hạnh vội thu dọn những mớ rau cho vào sọt, lẩm bẩm: - Hôm nay ế quá, còn hơn chục mớ rau, thế là mất công toi cả ngày, may còn hòa vốn. Thường ngày chị vẫn cố nấn ná mời chào khách bán dông dài, đắt rẻ hoặc lỗ vốn cũng bán nhưng hôm nay phải về cơm nước cho con Trang còn đi học thêm.
Hoàn cảnh chị Hạnh cả khu chợ này biết, một mẹ, một con, chồng chị bỏ đi với người đàn bà khác khi bé Trang mới được 2 tuổi. Hàng ngày, ngoài công việc đồng áng, chị lại tranh thủ đi cất lại rau của mấy bà trong xóm ra đầu chợ bán, hôm nào bán hết cũng kiếm được vài ba chục ngàn. Chi tiêu tằn tiện cho hai mẹ con, còn chút ít lo sách, bút, chuyện học hành cho con gái.
Bước chân nhảng vội về nhà, lòng chị rối bời bao chuyện toan tính làm ăn. Thời buổi người khôn, của khó, buôn bán cũng thất thường. Đặt đôi quang gánh vào góc bếp, chị thở dài nhẹ tay xếp những mớ rau vào sân giếng, rồi lấy chiếc ô doa phun nhẹ chút nước cố giữ cho rau tươi để mai còn bán tiếp gỡ gạc được đồng nào hay đồng ấy. Trang chạy đến cùng mẹ xếp những mớ rau. Chị nhắc con gái:
- Nhẹ nhàng thôi con, mạnh tay rau dập nát mai chẳng ai mua đâu?
- Hôm nay không bán hết rau hả mẹ? Chị ậm ừ cho qua chuyện rồi vào bếp vội lo bữa cơm tối.
Trang theo chân mẹ, năn nỉ:
- Hôm nay cô nhắc đóng tiền học thêm mẹ ạ!
Bao nhiêu tiền hả con?
- Hai trăm ngàn ạ!
Cơm nước xong, chị đưa Trang đến nhà cô giáo chủ nhiệm bằng chiếc xe đạp cọc cạch, cũ kỹ.
Nghe tiếng Trang gọi, cô Duyên vội ra mở cổng, giọng cô nhẹ nhàng:
- Hôm nay Trang lại bắt mẹ đưa đi học à? Sao không đi cùng các bạn cho vui.
Chị Hạnh vội đỡ lời con:
- Nhân tiện có việc muốn thưa chuyện với cô nên tôi đưa cháu đi học luôn thể.
Nhấp chén trà nóng, chị Hạnh phân trần:
- Nể cô giáo quá nhưng tôi vẫn phải nói, chẳng là hôm nay cháu nhắc tôi đóng tiền học thêm mà hoàn cảnh mẹ con tôi chắc cô biết, cuộc sống của hai mẹ con chỉ trông vào gánh rau buôn đi, bán lại, lời lãi chẳng được là bao, tôi đến để khất lại cô mấy hôm nữa đóng cho cháu có được không?
Nghe xong câu chuyện, cô Duyên càng hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của chị Hạnh, cô mở lòng:
- Chị khỏi lo, từ nay tiền học thêm của cháu em không lấy đâu? Tháng tới họp hội đồng nhà trường em sẽ đề nghị ban giám hiệu đưa Trang vào danh sách miễn giảm học phí. Rồi cô kéo Trang ngồi sát cô và mẹ, tâm tình:
- Số tiền đó cô giúp em mua sách bút để học hành ngày càng tiến bộ. Đó là điều cô kỳ vọng ở em.
Hai tay Trang ôm chặt cả cô và mẹ. Trang thầm cảm ơn cô giáo chủ nhiệm, biết ơn mẹ nặng gánh đôi vai tần tảo sớm hôm để Trang được đến trường.
Ngọc Anh
Khi Đinh Hương hát Forever and One, khán giả thấy cô lạ, “quái”. Khi Đinh Hương hát Paris Ooh la la, khán giả thấy cách hát nhả chữ, cách gằn giọng quen hơn. Đến khi Đinh Hương hát Tình 2000, khán giả đã nghiệm ra, “À, cô này cứ lên sân khấu là lại như vậy!”.
(HBĐT) - Tối 8/12, tại xã Vũ Lâm (Lạc Sơn), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức chương trình truyền thông “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. Tới dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn, Sở NN&PTNT, Huyện uỷ, UBND huyện và trên 600 ĐV- TN, nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Ngày 7/12, Hội đồng đội huyện Đà Bắc tổ chức hội thi tiếng hát dân ca và ca khúc thiếu nhi năm học 2012 - 2013. Đã có 53 tiết mục tham dự hội thi đến từ 30 trường tiểu học, THCS, PTCS, dân tộc nội trú trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Trong số cựu binh và thân nhân người lính Tây Tiến có mặt tại buổi lễ tri ân những người lính Tây Tiến được tổ chức tại Bảo tàng tỉnh, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị với vợ chồng giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Nguyễn Văn Nguyên - Nguyễn Thị Minh Việt - thân nhân liệt sĩ Nguyễn Như Trang. Họ là những con người đã và đang đi tiếp con đường hậu Tây Tiến một cách đầy xúc động, hết sức có ý nghĩa.
(HBĐT) - Tác giả thơ Đỗ Viết Tuyển sinh ra và lớn lên ở xã Yên Bồng (Lạc Thủy), học hết cấp III, anh tình nguyện nhập ngũ, được cấp trên điều về đơn vị hải quân ở Hải Phòng.