Hang Mỏ Luông được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2000.

Hang Mỏ Luông được xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2000.

(HBĐT) - Hang Mỏ Luông: Tên gọi cũ là hang Bó Luông, tiếng Thái Bó Luông có nghĩa là mạch nước lớn. Đó là mạch nước bắt nguồn từ trong lòng dãy núi Pù Khà. Mạch nước này chảy ra cánh đồng phía Tây, nhân dân địa phương đã đào đắp thành hồ chứa nước và đặt tên là hồ Mỏ Luông.

 

Hang Mỏ Luông nằm trong lòng núi Pù Khà, thuộc địa phận thị trấn Mai Châu và 1 phần xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, cách trung tâm thành phố Hoà Bình 61km về phía Tây bắc. Cửa chính đi vào hang đá thuộc thị trấn Mai Châu, còn cửa phụ đi vào theo dòng nước thuộc xã Chiềng Châu.

Về hồ Mỏ Luông ngày nay người ta còn lưu truyền một sự tích như sau:

Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ngày ấy có một người đàn bà goá đi xúc tép ngoài đồng về làm cỗ cúng đầu năm. Bà xúc được một quả trừng nhỏ, thấy lạ bà đổ đi, xúc tiếp, nhưng vẫn thấy quả trứng ấy nằm trong vợt. Bà bèn đem quả trứng về cho gà ấp.

Sau một thời gian, trứng nở thành một con rắn có mào. Bà đem rắn thả vào loóng (tiếng Thái dùng để chỉ cái máng bằng gỗ dùng để giã thóc, gạo) rồi đổ nước vào cho rắn uống, nhưng lạ thay, nước đổ vào bao nhiêu cạn bấy nhiêu. Bà đành  đem thả rắn ra đồng, con rắn bỗng quãy mình biến thành rồng. Chỗ con rắn hoá rồng ấy rộng dần thành hồ nước trong vắt, đó chính là hồ “Bó Luông” mà sau này gọi là hồ Mỏ Luông.

Hang Mỏ Luông là một hang động tự nhiên trong các dẫy núi đá vôi, trải qua quá trình xâm thực của nước bào mòn đá vôi tạo thành các khối nhũ đá đẹp. Hang Mỏ Luông nằm trong thung lũng có cảnh quan đẹp bởi núi rừng sông suối và các bản làng người Thái trù phú thơ mộng. Do vậy hang Mỏ Luông là loại hình di tích thắng cảnh hang động.

Dãy núi Pù Khà là sườn phía Đông của thung lũng mai Châu. Hang Mỏ Luông có 2 cửa đều trông ra cánh đồng và các bản làng trong thung lũng. Nằm ở độ cao chách mặt ruộng xung quanh khoảng 5 đến 7m, hang Mỏ Luông cách đường 15 chừng 10m, ngay gần khu dân cư thị trấn Mai Châu.

Hang ăn sâu vào lòng núi hơn 500m kể cả ngách. Chiều rộng từ 1m đến 30m. Vòm trần có chiều cao trung bình 10m, chỗ cao nhất 30m.

Hang có 2 cửa chính: Cửa hướng Tây bắc trông ra nhà nghỉ Mai Châu vào bằng đường bộ. Cửa hướng Tây trông ra hồ Mỏ Luông vào bằng đường thuỷ.

Từ đường 15 leo lên cửa hang hướng Tây bắc chừng 18m, cửa cao 3m, rộng 2m nằm ở độ cao 8m so với chân núi. Đường lên tương đối thuận tiện. Ngoài cửa được bảo vệ bằng một bức tường bê tông và cửa sắt chắc chắn do quân đội xây dựng từ những năm chiến tranh. Bên ngoài cửa là một bức rèm nhũ xám màu thời gian.

Hang Mỏ Luông có 4 động chính:

Động thứ nhất: có chiều dài 60m, rộng 16m, vòmd trần cao 20m. Nền động đã được đổ bê tông bằng phẳng, có rãnh thoát nước ở xung quanh trong kháng chiến chống Mỹ hang dòng làm kho chữa vũ khí của quân đội.

Động được bố cục như một phòng khách lớn, trên vòm trần hai bên vách từng chùm nhũ đá như các cụm đèn trần trang trí, như các bức tranh, các trùm hoa rực rỡ.

Động thứ hai: Cao hơn động một khoảng10m khi bước chân vào động hai du khách có cảm giác như ta vừa bước lên một cõi khác. Đó là xứ sở thần tiên của đá. Hai bên vách là các khối nhũ như những ông tiên, ông phật, trên vách là các dải nhũ trắng, vàng, xanh, xám như những đám mây lóng lánh. Dưới chân là các làn vân đá trải dài óng ả như tấm thảm được dát bạc.

Bước vào bên trong vài mét có một cửa tò vò, hai bên là hai dải nhũ trắng muốt như dải lụa bay phất phới, xung quanh là hàng rào nhũ đá, ở giữa là các bờ đá nổi vân uốn lượn như con rồng mẹ đang ủ trứng chờ ngày trứng nở.

Chếch lên phía trên, một con đại bàng lớn như đang rình trộm trứng rồng nên đã bị nhà trời quở phạt, trói chặt đôi cánh vào vách đá.

Đi tiếp vào bên trong, bạt ngàn nhũ đá hiện ra như một phòng trưng bày thổ cẩm. Giữa phòng là một khối nhũ lớn óng ánh, vàng tươi như những cuộn tơ đang chờ tay người kéo sợi. Hai bên vách đá các dải nhũ đua nhau toả sắc như tầng tầng lớp lớp thổ cẩm được trưng bày trải dài theo tầm mắt. Các tấm thổ cẩm đá như được trang trí bằng các hoạ tiết hoa văn hình học, hình con rồng, hình con công, hình hoa lá thật đẹp mắt.

Tiếp theo là các dải nhũ đá mang hình như những bông hoa trắng kiêu sa cái thì như những bông hồng, bông cúc, bông sen trông như một vườn hoa xuân đủ hương sắc.

Cuối động là các nhũ đá đua nhau mọc lên, trông thon thả mềm mại, tinh nghịch như các thiếu nữ Thái đang chơi trò đuổi bắt.

Động thứ ba: Thấp hơn động thứ nhất tới 7m. Muốn thăm động thứ ba này du khách phải nghiêng mình lách qua khe cửa tò vò rồi luồn qua một đoạn dài chừng 10m, du khách chợt sững sờ khi thấy trên nền đá trước mặt là các bát sữa đá trắng tinh, nước còn sóng sánh. Phía trên những nhũ đá như những bầu sữa mẹ đang nhỏ từng giọt sữa ngọt ngào xuống bát.

Đi tiếp vào trong, lòng hang mở rộng khoảng 20m, trần cao khoảng 20m vách hang có những ngách nhỏ như những căn phòng xinh xắn, bên trong lấp lánh ánh bạc. Các dải nhũ buông xuống bên vách động như những bộ đàn đá, khi gõ vào âm thanh vang vọng khác nhau.

Rẽ theo tay phải, tụt xuống một ngách nhỏ sâu khoảng 3m, du khách sẽ ngỡ ngàng khi nhìn thấy bờ cát trải dài theo một con suối chảy ngầm trong lòng núi. Con suối ngầm này dài chừng 240m, du khách có thể đi bằng các bè mảng nhỏ. Lòng suối chỗ sâu nhất khoảng 3m, rộng nhất 8m, vòm trần cao ráo, các dải nhũ buông xuống đầy thơ mộng. Nước suối trong vắt mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, chảy suốt quanh năm, cung cấp nước tưới tiêu cho cánh đồng khu vực xã Chiềng Châu và tthị trấn Mai Châu.

Động thứ tư: Có chiều dài 15m, rộng 12m, vòm trần cao 25m. Đặc biệt trong lòng động này các khối nhũ đá như được mọc lên từ mặt nền lên với đủ các hình dáng. Có chỗ chen chúc như cây nhũ, chỗ thì trông như một buổi chợ phiên đông đúc, Có chỗ nhũ đá lại như một bầy thú đang chạy nhảy thật sinh động. Trong lòng động nước suối trong vắt in hình các những dải nhũ đá mềm mại từ trên vòm trần rủ xuống. Trong khắp lòng động là vô vàn thạch nhũ rủ từ vòm trần xuống, vươn từ lòng hang lên, từ vách động xoè ra. Các khối nhũ hoà quyện, đan xen vào nhau tạo nên những bức tranh vô cùng sinh động. 

 

                                                                  HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác

Thừa ủy quyền của Bộ VH-TT&DL, lãnh đạo Sở VH-TT&DL trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia cho di tích lịch sử “Địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào” tại Bộ CHQS tỉnh.
Nghi lễ cổ truyền được phục dựng tại lễ hội Khai hạ Mường Bi.
Đ/c Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao giấy chứng nhận, hoa và giải thưởng cho tác giả Nguyễn Xuân Thanh (giải nhất).
Các tiết mục tham gia hội thi được đầu tư, dàn dựng công phu, gây ấn tượng tốt đẹp với người xem. (Trong ảnh: tiết mục dự thi của huyện Cao Phong)

Chiếc xe đạp

(HBĐT) - Sau mấy môn học, Long đạt kết quả loại khá. Ngày nghỉ, Long từ trường đại học Ngoại thương về nhà để báo công với cha mẹ kết quả những ngày đầu học tập.

10 sự kiện văn hóa - thể thao - du lịch nổi bật năm 2012

Sau khi lấy ý kiến của các đơn vị trực thuộc và các nhà báo theo dõi lĩnh vực VHTTDL, ngày 4.1, Bộ VHTTDL đã chính thức công bố 10 sự kiện VHTTDL nổi bật năm 2012. Đó là các sự kiện:

Hiệu quả của mô hình tủ sách pháp luật ở Mai Châu

(HBĐT) - Đến nay, toàn huyện Mai Châu đã thành lập được 121 tủ sách pháp luật tại 22/23 xã, thị trấn, riêng 9 tháng năm 2012, các xã đã được đầu tư, bổ sung, tăng thêm các đầu sách pháp luật mỗi tủ sách đều có từ 60-75 đầu sách pháp luật, tăng bình quân 5 đầu sách/tủ.

Món ngon Hòa Bình: Hoang sơ và đơn giản

(HBĐT) - Ẩm thực Hòa Bình nằm trong những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi Tây Bắc. Đến thăm Hòa Bình bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức những món ăn khá đơn giản, mang dấu ấn hoang sơ của người dân nơi đây.

Năm 2012 thu được 47 tỷ đồng bản quyền âm nhạc

Theo nhạc sỹ Phó Đức Phương, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam, năm 2012, số tiền bản quyền âm nhạc mà trung tâm thu được lên tới gần 47 tỷ đồng.

Nghệ sỹ piano Đặng Thái Sơn về nước biểu diễn

Nghệ sỹ Nhân dân Đặng Thái Sơn sẽ về nước biểu diễn trong buổi hòa nhạc đặc biệt “all Beethoven's piano concerto” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji vào lúc 20 giờ ngày 15 và 18/1/2013 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục