Chàng trai Mường Bùi Văn Định đắm chìm trong giai điệu kèn lá của các chàng trai, cô gái bản Mông.

Chàng trai Mường Bùi Văn Định đắm chìm trong giai điệu kèn lá của các chàng trai, cô gái bản Mông.

(HBĐT) - “Ở trên cành là lá, đặt lên môi em thành lời/ Lời tâm tình dịu êm, từ trong con tim em vấn vương/ Gọi mùa xuân sang từ lung linh hương sắc/ Gọi tình yêu về từ lòng em... say mê”... Mỗi lần có dịp đến với bản Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), tôi luôn mải miết đi tìm hình ảnh đó, âm thanh đó để tích luỹ nguồn cảm xúc cho mỗi bản nhạc mà tôi trình diễn được thăng hoa. Đó là lời tâm tình của anh Bùi Văn Định, một chàng trai dân tộc Mường say mê với âm thanh lảnh lót, thanh cao của chiếc “kèn lá” - loại nhạc cụ đơn sơ nhưng hết sức độc đáo của đồng bào Mông.

 

“Kèn lá - “tôi” và cái duyên tiền định

 

Không có nhiều cơ hội so sánh để biết được điệu kèn của mình có luyến láy, thanh cao, âm vực bổng, trầm như chính người Mông thổi “kèn lá” hay không, nhưng với khoảng thời gian 16 năm đứng trên sân khấu và hàng ngàn lần ướm những chiếc lá óng mượt trên môi để phát ra những âm thanh kỳ diệu trước sự trầm trồ, thán phục của khán giả, anh thấy mình thực sự đã thành công. Trên sân khấu, anh lâng lâng với điệu kèn với những ánh mắt chan chứa niềm vui, khi giao lưu cùng khán giả, anh cảm thấy ấm lòng trong khoảnh khắc không chỉ người Việt  mà cả những ông Tây, bà đầm nâng niu những chiếc lá (kèn lá) mà anh vừa biểu diễn dành tặng họ. 

 

Những âm thanh của kèn lá gieo rắc vào tâm hồn tôi hoàn toàn ngẫu nhiên nhưng  ngay từ lần đầu tiên được nghe, tôi đã thấy yêu thứ âm thanh đó như đã có một cơ duyên tiền định. Trò chuyện với chúng tôi, anh Định đã bộc bạch những lời tâm tình đó.

 

Theo mạch của người dẫn chuyện, cái cơ duyên giữa chàng trai Mường với chiếc kèn lá bắt đầu từ năm 1993, khi anh Định đang là sinh viên năm thứ 2 của trường Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc. Trong giờ hoạt động ngoại khoá của lớp, đứng trước dàn hoa giấy rợp màu tím,  thầy Hùng - một người thầy dạy đàn Violon chợt ngắt chiếc lá đặt lên môi để tạo nên thứ âm thanh kỳ diệu.  Từ thích thú đến đam mê nhưng trong trường không dạy bộ môn kèn lá, cũng không có nhiều người biết thổi, anh đành tự học. Phải mất chừng mươi, mười lăm ngày Định mới thổi được những bài đơn giản. Khi tốt nghiệp, anh Định về công tác tại Công ty CP du lịch Hoà Bình với vai trò là một diễn viên của Đội văn hoá dân tộc. Trước yêu cầu công việc, Định  có dịp trổ tài lẻ với màn biểu diễn “Tiếng kèn lá gọi người yêu” của mình. Tiếng kèn lá theo anh từ đó và suốt 16 năm qua, yêu nó, anh Định không ngừng trau chuốt từng âm sắc, tìm tòi chất liệu dân gian để phối khí cùng dàn nhạc dân tộc cho điệu nhạc thêm đậm đà, sâu lắng.

 

Để tiếng kèn mãi là sứ giả của tình yêu

 

Tích xưa kể lại: chiếc “kèn lá” hay còn gọi là kèn môi là hiện vật mà tiên ông ban tặng cho chàng trai vốn là con trai của vua thuỷ tề và nàng công chúa (con gái của vua Mèo) để đôi trai gái bày tỏ tâm tình với nhau khi  nàng công chúa đang bị giam giữ bởi sợi dây thần của quỷ. Khi tiên ông biến mất, nàng công chúa đặt chiếc lá lên môi và thì thầm vào đó những lời  yêu thương thắm thiết, nỗi khổ đau và mong chàng mong trở lại cứu nàng. Nhờ chiếc kèn môi, chàng trai đã cứu được người mình yêu khỏi nanh vuốt của quỷ thần và cùng nhau sống cuộc đời hạnh phúc.

 

Tuy chưa một lần được đọc “Sự tích kèn lá” bằng văn bản nhưng lặn lội, sưu tầm trong dân gian, chàng trai Mường Bùi Văn Định cũng đã biết sơ sơ rằng: Kèn lá được người Mông sử dụng để giải trí trên nương rẫy, trong các dịp lễ hội và thay lời tỏ tình cho những đôi trai gái trong những đêm trăng sáng. Dựa trên nền tảng đó, anh phối khí, dựng cảnh để mỗi khi  đặt chiếc lá lên môi và biểu diễn thì đó là một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Chỉ ngắt một chiếc lá bất kỳ có bề mặt mềm, mịn, trơn, tương đối dai, mép lá nhẵn và không có răng cưa là có thể thổi thành những âm thanh lảnh lót. Bằng sự khéo léo của người nghệ nhân, tiếng kèn lá có thể mô phỏng được cả tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim hót thanh cao  và những lời tỏ tình say đắm...

 

Chính sự đơn giản đã làm nên nét độc đáo rất riêng  mà tiết mục thổi kèn lá luôn để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách mỗi khi xem chương trình biểu diễn nghệ thuật của Đội văn hóa dân tộc- Công ty cổ phần du lịch Hòa Bình. 16 năm qua, dù biểu diễn phục vụ du khách tại chỗ hay đi biểu diễn giao lưu các tỉnh bạn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, tiết mục kèn lá luôn được coi là một trong những tiết mục “đinh” của chương trình biểu diễn  chưa bao giờ bị thay đổi, cắt xén.

 

Đã nhiều lần được góp mặt trong dịp Tết của đồng bào Mông ở Hang Kia, Pà Cò, anh Định không quên mang theo tiếng kèn lá để làm quà. Dù vậy, anh vẫn cảm thấy tiêng tiếc vì ít khi bắt gặp các chàng trai, cô gái của bản Mông thổi kèn lá kết lời giao duyên. Là một nghệ sỹ, nhưng đồng thời cũng là một người làm du lịch, anh Định luôn đau đáu trăn trở: làm thế nào để những thế hệ tiếp nối ở bản Mông cũng biết thổi kèn lá như cha ông họ đã từng thổi để đón gọi người thương. Bởi đó là văn hóa, nét văn hóa đặc trưng cần được lưu giữ cho muôn đời sau.

           

 

 

 

                                                              Thúy Hằng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Một chương trình của kênh truyền hình văn hóa Việt NETVIET. (Nguồn: VTC)
Phòng VH, TT huyện Tân Lạc được Bộ VH, TT &DL tặng Cờ thi đua xuất sắc.
Hộ bà Kiều Thị Chà, tiểu khu CK2, thị trấn Lương Sơn được UBND huyện tặng giấy khen tại hội nghị biểu dương gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc huyện Lương Sơn giai đoạn 2007- 2012.

10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch nổi bật của tỉnh trong năm 2012

(HBĐT) - Sở VH-TT&DL đã có Quyết định số 415/QĐ-SVHTTDL ngày 28/12/2012 công bố 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch nổi bật của tỉnh trong năm 2012 như sau:

Toàn tỉnh có gần 15 vạn gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa

(HBĐT) - Năm 2012, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã có 146.838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, chiếm 76,17%; 1.340 làng, bản, tổ dân phố, chiếm 64,76%; 547 cơ quan, đơn vị, chiếm 83%; 582 trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa, chiếm 86,47%.

Gần 200 em học sinh tham gia hội thi vẽ tranh thiếu nhi

(HBĐT) - Ngày 20/1, Nhà VH thiếu nhi Tỉnh đã phối hợp với phòng GD – ĐT, phòng VH–TT và Thành đoàn Hòa Bình tổ chức hội thi vẽ tranh thiếu nhi năm 2013, đây là hoạt động thường niên do Nhà văn hóa Thiếu nhi tỉnh duy trì từ năm 2000. Hội thi nhằm khích lệ các em sáng tạo và bồi dưỡng năng khiếu hội họa.

Tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa dịp Tết Nguyên đán

(HBĐT) - Vào dịp giáp Tết Nguyên đán, các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trở nên sôi động hơn. Đây cũng là dịp các loại văn hóa phẩm (đĩa phim, đãi ca nhạc sân khấu, sách tử vi, bói toán, tướng số…) không có tem, nhãn xuất hiện nhiều trên thị trường. Hiện nay, Thanh tra Sở VH-TT&DL đang phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trên lĩnh vực VH-TT&DL.

Những cuốn sách chủ đề VN xuất bản ở Nga tăng

Năm 2012 là năm Nga xuất bản nhiều nhất số lượng sách chuyên khảo khoa học và tài liệu học tập về chủ đề Việt Nam trong vòng 20 năm qua.

Toàn tỉnh có 222 tổ, đội tuyên truyền lưu động cơ sở

(HBĐT) - Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền góp phần đưa chủ trương, chính sách pháp luật đến các tầng lớp nhân dân, ngành VH-TT&DL đã xây dựng 1 đội thông tin lưu động cấp tỉnh, 11 đội thông tin cấp huyện, thành phố, 222 đội, tổ tuyên truyền lưu động cấp xã, phường, thị trấn và 1.951 tổ đội văn nghệ trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, các đội, tổ thông tin lưu động thực hiện trên 3.000 buổi tuyên truyền cổ động, 4.000 buổi biểu diễn phục vụ trên 5 triệu lượt người xem.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục