Lễ hội rước Bụt, hang Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa được phục dựng lại trong Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.

Lễ hội rước Bụt, hang Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa được phục dựng lại trong Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.

(HBĐT) - Ông Bùi Văn Hiền, Phó Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn cho biết: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, huyện Lạc Sơn đã đạt được những thành tích quan trọng. Quá trình thực hiện Nghị quyết đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển văn hóa.

 

Huyện đã triển khai thực hiện nhiều chương trình thực hiện có hiệu quả như: xây dựng nếp sống văn hoá trong gia đình, cộng đồng; trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng các thiết chế văn hoá; bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của các dân tộc, di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, di sản văn hoá của các dân tộc ít người… Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân vǎn hóa, đền ơn- đáp nghĩa, chăm sóc gia đình có công và người có công, giúp đỡ những người hoạn nạn... đã trở thành việc làm thường xuyên của mỗi người dân. Những tấm gương điển hình về lối sống cao đẹp: ông, bà mẫu mực, con cháu thảo hiền xuất hiện ngày càng nhiều. Lực lượng tuổi trẻ xung kích đã đi đầu nhiều phong trào như thanh niên tình nguyện, đẩy mạnh các hoạt động CLB văn hoá; trong giáo dục truyền thống đã kết hợp giữa gia đình, dòng họ và các tổ chức xã hội...

Bên cạnh việc xây dựng nhiều chương trình cụ thể thực hiện NQ, huyện cũng đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ quần chúng, các hội thi, hội thao, hội diễn văn hóa truyền thống. Hàng năm, huyện thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từ năm 1998 đến nay đã tổ chức được 23 đợt kiểm tra, 33 lớp tập huấn cho hàng nghìn lượt cán bộ hạt nhân phong trào cơ sở; 29 cuộc liên hoan "Gia đình văn hoá, xóm, phố văn hoá, cơ quan văn hoá"; định kỳ tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các xóm, phố, các hộ gia đình trong thực hiện CVĐ; tuyên dương các gia đình văn hoá tiêu biểu, xóm, phố, cơ quan và trường học đạt tiêu chuẩn văn hoá tiêu biểu xuất sắc. Hàng năm, tổ chức tốt “Ngày hội toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”; tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá toàn diện phong trào, kịp thời điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai. Kết quả đã có trên 23.905 hộ (chiếm 80,89% ), 289 xóm, phố (chiếm 76,13%), 162 cơ quan, trường học (chiếm 91,5%) được công nhận gia đình văn hóa, xóm phố văn hóa, cơ quan văn hóa.

Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” cũng phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện, được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tham gia. Đội ngũ làm công tác TDTT ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Hiện nay, 231/378 xóm, phố có sân vận động và các điểm vui chơi, giải trí; 23/29 xã, thị trấn có sân vận động và khu thể thao; 1 sân vận động, 1 Nhà thi đấu thể thao huyện.

Việc tổ chức việc tang, cưới, lễ hội theo Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị cũng có những chuyển biến nhất định. Các hoạt động lễ hội được sự chỉ đạo của các cơ quan có trách nhiệm, không để biến tướng, kẻ xấu lợi dụng. Công tác quản lý các hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện luôn được chú trọng, tổ chức tốt việc cấp giấy phép hành nghề đối với các dịch vụ hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường quản lý, kiểm tra các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa trên địa bàn như dịch vụ karaoke, các quán cà phê, các quầy cho thuê băng hình…

Đặc biệt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được huyện chú trọng triển khai, thực hiện. Trong những năm qua, huyện đã từng bước bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; thường xuyên tổ chức các hội thi biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng; lưu giữ và phát huy các nghề thủ công như: dệt thổ cẩm, đan lát và các trò chơi dân gian như: đánh mảng, cà kheo, bắn nỏ, ném cònCác hoạt động này hàng năm đều tổ chức thi đấu, song hành với việc tổ chức các lễ hội truyền thống còn lưu giữ như: lễ hội xuống đồng (xã Yên Phú); lễ hội rước Mẫu Thượng, lễ hội cầu mùa (thị trấn Vụ Bản); lễ hội đình Cổi (xã Bình Chân); lễ hội rước Bụt (xã Nhân Nghĩa); lễ hội đu vôi (xã Liên Vũ)… Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc ít người được các cấp uỷ, chính quyền đặc biệt quan tâm. Tiếng nói, trang phục, nếp nhà sàn được gìn giữ và phát huy. Các tác phẩm nghệ thuật trong dân gian được khuyến khích lưu truyền như các bài dân ca, điệu múa, hát ru Mường, biểu diễn cồng chiêng… Công tác nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian từng bước được đẩy mạnh, tổ chức phối hợp với các đoàn nghiên cứu văn hóa dân gian của tỉnh, khảo sát và tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc

                                                                               

 

                                                                               Hồng Duyên

 

Các tin khác

Lãnh đạo huyện Mai Châu khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện NQ T.Ư 5 (khóa VIII).
Không có hình ảnh
Chàng trai Mường Bùi Văn Định đắm chìm trong giai điệu kèn lá của các chàng trai, cô gái bản Mông.
Không có hình ảnh

Kênh truyền hình văn hóa Việt Nam lên sóng ở Pháp

Bắt đầu từ ngày 23/1, kênh truyền hình văn hóa Việt NETVIET-VTC10 của Đài truyền hình kỹ thuật số VTC sẽ được phát sóng trong dịch vụ truyền hình IPTV của Công ty Orange TV, trực thuộc tập đoàn của Pháp France Telecom.

Triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hoá, TT, DL và gia đình năm 2013

(HBĐT) - Sáng ngày 22/1, Sở VH, TT&DL đã tổ chức hội nghị tổng kết công năm 2012 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2013. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Lương Sơn- sâu rộng phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng phòng VH-TT huyện Lương Sơn khẳng định: Xây dựng gia đình văn hoá (GĐVH) là một phong trào cụ thể và là nhiệm vụ chủ yếu của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Đối với huyện Lương Sơn, trong những năm qua, phong trào xây dựng GĐVH đã thực sự trở thành một phong trào văn hoá lớn, được lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân quan tâm xây dựng và tác động tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó từng bước khẳng định vai trò, tầm quan trọng của gia đình và công tác xây dựng GĐVH “là động lực quan trọng quyết định sự phát triến bền vững KT-XH trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, xây dựng NTM”.

10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch nổi bật của tỉnh trong năm 2012

(HBĐT) - Sở VH-TT&DL đã có Quyết định số 415/QĐ-SVHTTDL ngày 28/12/2012 công bố 10 sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch nổi bật của tỉnh trong năm 2012 như sau:

Toàn tỉnh có gần 15 vạn gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa

(HBĐT) - Năm 2012, thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh đã có 146.838 gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, chiếm 76,17%; 1.340 làng, bản, tổ dân phố, chiếm 64,76%; 547 cơ quan, đơn vị, chiếm 83%; 582 trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa, chiếm 86,47%.

Gần 200 em học sinh tham gia hội thi vẽ tranh thiếu nhi

(HBĐT) - Ngày 20/1, Nhà VH thiếu nhi Tỉnh đã phối hợp với phòng GD – ĐT, phòng VH–TT và Thành đoàn Hòa Bình tổ chức hội thi vẽ tranh thiếu nhi năm 2013, đây là hoạt động thường niên do Nhà văn hóa Thiếu nhi tỉnh duy trì từ năm 2000. Hội thi nhằm khích lệ các em sáng tạo và bồi dưỡng năng khiếu hội họa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục