Đại diện lãnh đạo Huyện ủy Cao Phong trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII).

Đại diện lãnh đạo Huyện ủy Cao Phong trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII).

(HBĐT) - Sáng 7/3, Huyện uỷ Cao Phong tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

 

Thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá VIII) và các Nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, nhà nước về văn hoá các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá  đã phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở địa phương, từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, kế thừa và phát huy các thuần phong mỹ tục của dân tộc phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hiện nay, oàn huyện có trên 3.000 chiếc cồng, chiêng. Văn hoá đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân; số hộ gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan văn hoá, trường học văn hoá tăng nhanh qua từng năm, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh ngày càng khang trang, hiện đại. Từ khi thành lập huyện đến nay Cao Phong đã tổ chức thành công hai hội nghị biểu dương Gia đình văn hoá tiêu (vào năm 2007 và năm 2012). Đến năm 2008, có 100% số xóm, khu dân cư xây dựng được hương ước, quy ước và có 3 đơn vị được công nhận làng văn hoá tiêu biểu là: xóm Rú 4, xã Xuân Phong, xóm Xương Đầu, xã Dũng Phong và xóm Tiến Lâm 1, xã Bắc Phong. Đến hết năm 2012, toàn huyện có 7.759 hộ gia đình văn hoá, bằng 80% tổng số hộ; 68 xóm, khu dân cư văn hoá, bằng 54,8%; 107 xóm, khu dân cư có nhà văn hoá; 48 đơn vị đạt danh hiệu cơ quan, đơn vị văn hoá cấp huyện, cấp tỉnh; 33 trường học được công nhận văn hoá, bằng 82,5%...

 

Hội nghị đề ra phương hướng là tiếp tục triển khai chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển Văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; phát huy vai trò của văn hoá phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, trước mắt là công cuộc xây dựng nông thôn mới và đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm: tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý văn hoá đi đôi với lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội. Nuôi dưỡng, phát triển và đưa các hoạt động văn hoá vào nề nếp; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, văn minh. Chú trọng xây dựng con người mới có đời sống văn hoá cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tiếp tục đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hoá văn hoá. Phấn đấu 100% xã, thị trấn có đủ các thiết chế văn hóa như: nhà văn hóa, sân vận động (khu vui chơi văn hoá - thể thao), thư viện, cụm truyền thanh... phù hợp với quy hoạch nông thôn mới; hằng năm có từ 70% trở lên làng, khu dân cư, cơ quan đơn vị, trường học và 80% gia đình trở lên được công nhận Văn hóa. Thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Sớm đưa khu quần thể danh lam thắng cảnh hang động Núi Đầu Rồng vào khai thác; tiếp tục đầu tư, nghiên cứu, phục dựng các sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống của địa phương phục vụ sự phát triển, đặc biệt là lễ hội Mường Thàng gắn với phát triển du lịch. Bảo tồn và duy trì tốt những ngôi nhà sàn truyền thống trong các bản làng; duy trì tốt hoạt động của câu lạc bộ văn học nghệ thuật, các đội văn nghệ quần chúng, các đội thông tin lưu động và phong trào Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại gắn với các bộ môn thể thao dân tộc và công tác truyền dạy văn hoá, thể thao cổ truyền... Tiếp tục sáng tác những tác phẩm văn học, nghệ thuật mới về chủ đề văn hoá truyền thống địa phương; giải pháp chủ yếu về phát triển văn hóa đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại huyện.

 

Tại hội nghị Ban Thường vụ Huyện uỷ đã khen thưởng 10 tập thể, 20 cá nhân và đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khen thưởng 3 tập thể, 3 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII).

 

 

*Cùng ngày, Huyện uỷ Tân Lạc tổ chức tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII).

 

      

 Lãnh đạo Huyện uỷ Tân Lạc trao giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Nghị Quyết Trung ương 5 (khóa VIII). 

            

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), huyện Tân Lạc đã xác định mục tiêu xây dựng con người quê hương Tân Lạc trong giai đoạn cách mạng mới với những đức tính: cần cù, sáng tạo,có ý chí vươn lên trong học tập và lao động, làm giàu chính đáng; chống lại tính bảo thủ, trì trệ, thói quen tập quán cũ lạc hậu, trông chờ, ỷ lại. Huyện đã triển khai sâu rộng trong mỗi cán bộ Đảng viên và tầng lớp nhân dân, tập trung lãnh đạo thực hiện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về xây dựng con người mới cả về tư tưởng, trí tuệ và nhân cách gắn với xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội: thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước mà trọng tâm là hướng vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”, gắn với thực hiện tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đến nay, 100% xóm, khu phố xây dựng được quy ước, hương ước. Toàn huyện có 15.050 hộ gia đình, 167 làng, 64 cơ quan, 61 trường học văn hoá.

             

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đã được coi trọng, toàn huyện có 6 di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia, 2 di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Phục dựng, bảo tồn và phổ biến các hình thức sinh hoạt văn hoá, thể thao dân gian truyền thống của người Mường như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội Đánh Cá suối tháng 3 xã Lỗ Sơn; các trò chơi dân gian đánh cù, bắn nỏ, đi cầu, đánh đu, đấu vật, đánh mảng; tổ chức các lớp học hát thường đang, bộ mẹng, hát ví, hát ru, nhạc cụ dân tộc....

        

Nhân dịp này, Huyện uỷ đã tặng giấy khen cho 9 tập thể và 3 cá nhân; UBND huyện khen thưởng 9 tập thể và 13 cá nhân vì có thành tích xuất sắc trong 15 thực hiện Nghị Quyết Trung ương 5 (khóa VIII).

 

 

 

                                                            Lưu Trường - Lưu Kỳ

 

 

Các tin khác

BTC trao giải nhất, nhì, ba và giải phong cách cho các đội thi.
Trong ngày hội ở Mường Thàng, dàn cồng chiêng tấu lên những âm điệu trầm hùng mang hồn thiêng của núi rừng, vang vọng đất trời.
Phần thể hiện tài năng của thí sinh đơn vị đạt giải nhất tại hội thi.
Lãnh đạo huyện Lạc Thủy trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).

Hội đình thôn Niếng - Hưng Thi

(HBĐT) - Vừa qua, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đã tổ chức lễ khai hội đình thôn Niếng.

36 đội tham gia hội thi Phụ nữ và bữa ăn gia đình

(HBĐT) - Ngày 4/3, Hội LHPN, LĐLĐ và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ TP Hòa Bình đã phối hợp tổ chức hội thi Phụ nữ và bữa ăn gia đình.

Chi hội đồng hương Thanh Oai, phường Phương Lâm gặp mặt đầu xuân

(HBĐT) - Ngày 3/3, Chi hội đồng hương Thanh Oai, phường Phương Lâm (TPHB) đã tổ chức gặp mặt đầu xuân Quý Tỵ 2013. Đông đảo hội viên trên địa bàn phường đã đến dự.

Đừng làm bạn phải chạnh lòng

(HBĐT) - Gia đình Trang vào loại khá giả ở trong phố. Bố làm ở một công ty xây dựng, mẹ làm kế toán ở một chi nhánh ngân hàng. Gia đình Trang có hai chị em. Trang năm nay sắp kết thúc lớp 12, em Trang, cái Thoa đang học lớp 9. Hai chị em gái lớn lên đi học có điều kiện thuận lợi về ăn mặc, học hành.

Sáng mãi một tâm hồn nghệ sĩ chèo trên quê núi

(HBĐT) - Nghệ sĩ chèo Minh Sáng sinh năm 1936 tại thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín (Hà Nội). Vốn sinh ra từ vùng đất giàu truyền thống văn hóa xứ Đoài, cái duyên chèo đã thai nghén vào tâm hồn nghệ sĩ Minh Sáng ngay từ câu hát đầu tiên và các nghệ sĩ, nghệ nhân Trùm Thịnh, Cả Tam, Minh Lý truyền dạy cho nghệ sĩ Minh Sáng những làn điệu chèo cổ. Với lòng đam mệ, Minh Sáng đã trờ thành diễn viên chính nền và hóa thân vào các vai diễn như: vở “Lưu Bình - Dương Lễ”, “Chương Viên”, “Tấm Cám” và nhiều vở chèo cổ khác.

Ngành VH- TT&DL nỗ lực góp phần cùng tỉnh thực hiện tốt Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII) về “ Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

(HBĐT) - Tháng 7/1998, Hội nghị lần thứ 5, BCHT.ư Đảng (khoá VIII) đã có nghị quyết về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Sau 15 năm thực hiện, tỉnh ta đã đạt được những kết quả khả quan. Phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Đỗ Văn Hạnh, Phó giám đốc Sở VH-TT&DL về nội dung này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục