Điệu múa của dân tộc Tày được biểu diễn tại hội diễn NTQC huyện Đà Bắc năm 2013.

Điệu múa của dân tộc Tày được biểu diễn tại hội diễn NTQC huyện Đà Bắc năm 2013.

(HBĐT) - Hội diễn nghệ thuật quần chúng (NTQC) và thi kịch thông tin huyện Đà Bắc được tổ chức vào đầu tháng 8 với sự tham gia của trên 150 diễn viên đến từ 15 đoàn NTQC xã, thị trấn. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, bên cạnh những tiết mục ca ngợi Đảng, Tổ quốc, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, Ban tổ chức hội diễn NTQC khuyến khích và định hướng cho các đoàn nghệ thuật tham gia biểu diễn tiết mục dân ca, dân vũ của các dân tộc. Đây là hoạt động VHVN được tổ chức thường xuyên nhằm đánh giá và thúc đẩy phong trào VHVN trên địa bàn thông qua đó cũng đã bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc một cách thiết thực và hiệu quả nhất. Đồng chí Đinh Hồng Cấm, Trưởng phòng VH – TT huyện Đà Bắc khẳng định.

 

Hội diễn năm nay được đánh giá đa dạng, phong phú về thể loại, đậm đà bản sắc dân tộc. Các đoàn nghệ thuật đã mang đến hội diễn 1 – 2 tiết mục đặc sắc về văn hoá dân tộc Tày, Dao, Mường, Thái… tiêu biểu có tiết mục múa “Chèo chèo” trong lễ đặt tên cho con của dân tộc Dao tiền, múa “Xoè trâu”, “Xoè hoi” trong lễ hội cơm mới, hát giao duyên của người Tày, hát thường đang bộ mẹng của dân tộc Mường… Hiện nay, toàn huyện có 163 đội văn nghệ xóm, bản thường xuyên duy trì hoạt động. Các đội văn nghệ quần chúng đóng vai trò là lực lượng nòng cốt để hội diễn văn nghệ quần chúng cấp cơ sở thành công. Hàng năm, từ hội diễn cơ sở, các xã, thị trấn tuyển chọn được các hạt nhân văn nghệ và xây dựng chương trình tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng huyện, tỉnh. Qua đó tạo sân chơi sinh hoạt văn hóa bổ ích và nâng cao chất lượng phong trào VHVN cơ sở. Đồng thời, các địa phương thường xuyên tổ chức được các buổi giao lưu VHVN. Thông qua các làn điệu dân ca đã giới thiệu đến người dân nhiều nét văn hoá đặc sắc. Với hình thức sân khấu hoá đã góp phần lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá phi vật thể của địa phương.

 

Với nỗ lực không mệt mỏi của các nghệ nhân, nhiều làn điệu cổ được sưu tầm, biểu diễn. Các làn điệu cổ phản ánh hiện thực đời sống, chuyển tải những giá trị nhân văn sâu sắc đã được khán giả đón nhận và giành các giải thưởng sân khấu của huyện, tỉnh. Hiện tại, toàn huyện Đà Bắc có 5 nghệ nhân vẫn miệt mài khôi phục, phục dựng các điệu múa, hát ca cổ có trong các lễ hội, tiêu biểu có nghệ nhân Hà Văn Phời (dân tộc Tày), nghệ nhân Xa Văn Sôm (dân tộc Tày)… Từ quan niệm phải làm sao để dân ca, dân vũ không chỉ dừng lại trong khuôn khổ hoạt động nghệ thuật mà sẽ trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân, các nghệ nhân tích cực truyền dạy lại cho thế hệ trẻ những làn điệu, câu ca. Nhờ đó, thể loại hát đối của đôi nam nữ tìm hiểu trao duyên và múa cầu mùa, hát và múa được mùa, vào mùa, giã gạo, các nghi thức, bài khấn trong lễ cấp sắc của người Dao, hát then, cọi, đánh pam, đánh yến của dân tộc Tày… nhiều lần được biểu diễn trong các ngày lễ, tết của dân tộc.

 

Cũng theo đồng chí Đinh Hồng Cấm, bảo tồn và phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trên lĩnh vực dân ca, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn nghệ dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội. Hiện tại, huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” bằng các hình thức thi đua cụ thể, phù hợp với từng ngành, lĩnh vực nhằm động viên và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện các mục tiêu phát triển KT – XH của địa phương; đẩy mạnh đầu tư, tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa. Đồng thời, làm tốt công tác xã hội hóa để củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa, trong đó chú trọng quy hoạch hệ thống thiết chế văn hóa theo hướng hiệu quả, phát triển, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập, hưởng thụ VHVN của nhân dân. Với những nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền địa phương và của mỗi người dân đã góp phần cùng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII) đã đề ra.

 

 

                                  Hồng Nhung

 

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo Phòng VH-TT trao đổi với cán bộ thị trấn Cao Phong và Khu 5B về phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa ở KDC”.
Dù cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng người dân xóm Nghĩa (Thị trấn Vụ Bản - Lạc Sơn) vẫn duy trì tình đoàn kết, nét đẹp về tình làng nghĩa xóm.
Lãnh đạo Sở VHTT & DL và huyện Lương Sơn trao giải nhất toàn đoàn cho 2 đội Lương Sơn và Cao Phong
Rạp Hòa Bình (TP. Hòa Bình) mở cửa tất cả các buổi tối trong tuần từ ngày 17/8 - 4/9 và miễn phí.

Những kiểu cầu hôn độc đáo trên vùng núi cao Tây Bắc

Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa vùng cao ít nơi nào có được, vì thế luôn hấp dẫn khách du lịch xa gần. Mùa cưới, xin kể với bạn đọc vài nét về những kiểu cầu hôn có một không hai của thanh niên dân tộc ít người ở nơi này.

Bản Mường Giang Mỗ, nét đẹp theo cùng thời gian

(HBĐT) - Lần đầu tiên đến thăm bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh, Cao Phong), chúng tôi đã có thể cảm nhận được sức hút của vùng đất này. Ngay khi vừa bước vào khu du lịch cộng đồng, trước mắt chúng tôi là những mái nhà sàn hiện ra với nét cổ kính từ bao đời nay. Nhờ nét đặc sắc ấy mà nơi đây trở thành điểm du lịch cộng đồng độc đáo của người Mường. Thấp thoáng ở phía xa có 6-7 du khách đang lội sang phía suối để ngắm nhìn toàn cảnh bản Mường...

20 đội tham gia hội thi “Trưởng xóm giỏi về ANTT”

(HBĐT) - Ngày 16/8, Công an huyện Đà Bắc đã tổ chức hội thi “Trưởng xóm giỏi về ANTT” năm 2013. Tham gia hội thi có 20 đội đại diện cho các đơn vị xã, thị trấn trên địa bàn huyện (mỗi đội có 5 thành viên là các trưởng thôn, trưởng bản và cán bộ cơ sở).

Hàng ngàn Phật tử tham dự đại lễ Vu Lan tại chùa Hoà Bình Phật Quang

(HBĐT) - Ngày 16/8, tại chùa Hoà Bình Phật Quang, tổ 21, phường Tân Thịnh- TPHB, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh đã tổ chức đại lễ Vu Lan thắng hội- xá tội vong nhân năm 2013. Đại lễ Vu Lan là ngày hội truyền thống của bà con Phật tử, được tổ chức vào dịp rằm tháng bảy hàng năm. Đây là dịp mọi người cùng tôn vinh ân tình cha, mẹ và tinh thần hiếu thảo của con cháu đối với công đức sinh thành dưỡng dục của hai đấng phụ mẫu.

Tuyên truyền, vận động người lao động Hàn Quốc về nước đúng thời hạn

(HBĐT) - Ngày 15/8, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND thành phố Hoà Bình tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyên truyền, vận động người lao động (NLĐ) Hàn Quốc về nước đúng thời hạn. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Trung tâm Lao động ngoài nước, phòng Hàn Quốc- Tây Á- châu Phi- Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH); lãnh đạo UBND, phòng chức năng các huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Đà Bắc, TPHB và thân nhân của NLĐ Hàn Quốc.

Sơ kết 2 năm thành lập Trung tâm VH-TT các huyện, thành phố

(HBĐT) - Ngày 14/8, Sở Nội vụ phối hợp với Sở VH, TT & DL tổ chức sơ kết việc thành lập trung tâm VH – TT các huyện, thành phố. Thực hiện Quyết định số 2464 ngày 29/12/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tổ chức và hoạt động của thư viện, trung tâm văn hóa – thể thao (gọi chung là Trung tâm) các huyện, thành phố, sau 2 năm triển khai thực hiện, đến nay đã có 5 huyện, thành phố được UBND tỉnh quyết định thành lập và 5 huyện đã và đang xây dựng Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt theo kế hoạch. Trung tâm VH – TT là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Thông tư số 01 ngày 26/2/2010 của Bộ VH, TT & DL.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục