Bác Nguyễn Thị My, người lâu năm gắn bó với hoạt động du lịch đang giới thiệu với du khách các sản phẩm dệt thổ cẩm.
(HBĐT) - Lần đầu tiên đến thăm bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh, Cao Phong), chúng tôi đã có thể cảm nhận được sức hút của vùng đất này. Ngay khi vừa bước vào khu du lịch cộng đồng, trước mắt chúng tôi là những mái nhà sàn hiện ra với nét cổ kính từ bao đời nay. Nhờ nét đặc sắc ấy mà nơi đây trở thành điểm du lịch cộng đồng độc đáo của người Mường. Thấp thoáng ở phía xa có 6-7 du khách đang lội sang phía suối để ngắm nhìn toàn cảnh bản Mường...
Đầu tiên là sự bình yên của cuộc sống bản làng giữa nét hoang sơ của núi rừng trong không gian tĩnh lặng. Cả bản có 117 hộ, 476 khẩu, trong đó có 45 hộ tham gia cụm du lịch cộng đồng gồm những nhà sàn có phần nguyên bản, có phần cách tân. Bác Nguyễn Văn Hậu, Trưởng bản Giang Mỗ cho biết: Giang Mỗ bây giờ đã có nhiều đổi thay, từ tháng 5-2012 có đoàn khách du lịch là các cháu học sinh lớp 10 người Singapore đã tình nguyện làm hai sơ đồ bản, một bản thương hiệu (cho thuê trang phục,biểu diễn ca nhạc, bán đồ lưu niệm...), xây hỗ trợ 2 hộ nghèo 2 nhà vệ sinh. Ngoài ra, trước đây phòng TN và MT huyện ủng hộ cho bản 3 thùng rác, Con đường ngoằn ngoèo được lát bê tông sạch sẽ đã làm thay đổi diện mạo khu du lịch. .
Qua tâm sự của bác Hậu và những người dân Giang Mỗ, thấy bản làng luôn luôn đổi mới mình để thích ứng được với thời cuộc. Từ những năm 1979-1980 đã có đoàn khách là những chuyên gia Liên Xô (cũ) đến tìm hiểu cuộc sống người Mường nơi đây và họ cũng chính là những người khách ngoại quốc đầu tiên đến đây. Từ đó đến nay, bản Giang Mỗ được nhiều người biết đến, đến đây, du khách thích nhất cảnh quan môi trường, kiến trúc nhà cửa cùng với nếp nhà sàn truyền thống. Một số gia đình còn lưu giữ được khung dệt để phụ nữ Mường dệt vải, dụng cụ lao động sản xuất từ cổ xưa: cối giã gạo, cung, nỏ săn bắn, đồ đạc, dụng cụ làm nương rẫy... hầu hết đều làm bằng chất liệu từ tre, gỗ... hình thành nên một tập quán riêng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất hàng ngày. Du khách có thể dừng lại ở bất kỳ ngôi nhà nào mà mình thấy thích, tìm hiểu văn hóa Mường qua câu chuyện với chủ nhà, phong tục tập quán, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong bản và du khách còn được giới thiệu về nghề thủ công truyền thống, trang phục dân tộc, sản phẩm dệt: túi xách, khăn, áo, các loại nhạc cụ... Nếu dừng chân nghỉ qua đêm, du khách có nhu cầu, đội văn nghệ của bản sẽ biểu diễn những điệu múa đặc sắc: xéc bùa, múa quạt, hát mời trầu... trong tiếng trống, chiêng, sáo ôi...Đến với bản Giang Mỗ, du khách còn được thưởng thức các món ăn dân tộc như xôi nếp nương, xôi cẩm, thịt lợn bày trên lá chuối...bên bình rượu cần thơm ngon đặc biệt, để lại ấn tượng khó quên và mua những món quà lưu niệm của xứ Mường.
Phát triển du lịch cộng đồng, bản Giang Mỗ đã đón nhiều lượt khách đến thăm. Năm 2012, đã có hàng chục đoàn khách nội địa nghỉ lại và lượng khách tham quan ước khoảng 4.000 người. Để tạo được hình ảnh thân thiện trong mắt du khách, bản Giang Mỗ đã phải vượt qua nhiều thách thức như nạn chèo kéo khách về nhà mình, bán hàng rong... Để khắc phục tình trạng đó, đã họp dân bàn bạc và đưa ra nhiều giải pháp thích hợp như ký biên bản cam kết không chèo kéo, gây cho khách bực mình. Vì thế đến nay, Giang Mỗ đã khác nhiều. Đến nhà bác Nguyễn Thị My ( hoạt động du lịch từ năm 1994) lúc cả gia đình đang chuẩn bị làm cơm cho một đoàn khách. Bữa cơm có rau lang luộc, xào, thịt gà luộc, nấu canh măng...Nhìn quanh ngôi nhà của bác thấy có nhiều món đồ lưu niệm, vật dụng cho du khách mua làm quà. Qua chuyện trò, bác cho biết thêm: việc quảng bá hình ảnh cho bản còn nhiều hạn chế. Bác mong muốn có nhiều người quảng bá, giới thiệu cho bản để bản Mường có nhiều du khách đến du lịch hơn. Trong trò chuyện, bác Trưởng xóm Nguyễn Văn Hậu cho biết: Trước kia có 1 tuor đi bộ nhưng năm 2008 đã mất vì khai thác quặng, đất, đá trôi xói mòn, điều này làm cho ai cũng tiếc nuối. Bây giờ đời sống khó khăn cần có sự đầu tư của Nhà nước, cả bản không có máy tính, không có điểm dịch vụ internet. Trước kia, bản có cây cầu là cầu tre bắc qua suối (thơ mộng là thế), bây giờ là cầu bê tông đã làm mất cảnh quan du lịch (nên rất muốn thay lan can cầu bằng cây tre giả bê tông). Về lâu dài cần có sự quy hoạch hợp lý hơn. Chỗ nào có thể khai thác thế mạnh thiên nhiên (suối chảy qua xóm, bản), chỗ nào là khu xử lý chất thải, nhà vệ sinh cho khách(hiện cũng chưa có nhà vệ sinh công cộng cho khách)...đều phải có sự tính toán lại Người dân trong bản đang mong đợi từng ngày để có một khu du lịch cồng đồng hấp dẫn du khách hơn...
Với bản sắc văn hóa riêng biệt cùng lòng hiếu khách của người Mường, bản Giang Mỗ đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên. Đã đến rồi, khi chia tay vẫn còn bao điều để nói. Nhưng chắc chắn một điều không thể khác: sẽ trở lại Giang Mỗ vào dịp gần nhất, cũng như đoàn học sinh
Nguyễn Thảo (CTV)
(HBĐT) - Đến thăm Trung đoàn bộ Trung đoàn 250 vào những ngày này, điều chúng tôi dễ nhận là sau giờ học tập, công tác, CB-CS đều có mặt tại các vị trí để lao động, xây dựng, củng cố doanh trại, từng tổ, nhóm với đầy đủ dụng cụ, đồ nghề trong tay làm việc hăng say, nhiệt tình, trách nhiệm cứ như các đội quân chuyên nghiệp, tất cả cho hội thi “Quản lý doanh trại chính quy, sanh, xạch, đẹp” tới đây.
(HBĐT) - Xây dựng làng văn hóa gắn với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân là định hướng của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) huyện Mai Châu. Trong những năm qua, BCĐ đã bám sát tình hình thực tế, hướng dẫn chỉ đạo các xã, thị trấn chú trọng nâng cao chất lượng của phong trào, xây dựng và nhân rộng các điển hình làng văn hóa tiêu biểu trong toàn huyện.
(HBĐT) - Nói đến Hồng Tam (Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh) là mọi người nhớ đến một ca sĩ có khuôn mặt rạng rỡ, nụ cười hồn nhiên với giọng hát tràn đầy sức sống, đi vào lòng công chúng. Hồng Tam sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Mường Vang, xóm Bán, xã Định Cư (Lạc Sơn). Chị bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp từ năm 1998, đến nay, hơn 15 năm gắn với nghiệp diễn, ánh đèn sân khấu. Giọng ca dân gian ngọt ngào của chị gắn liền với những ca khúc “Ru ún”, “Cơm Mường vó, lọ Mường Vang”, tiếng hát ấy đã từng đến với đồng bào dân tộc khắp vùng miền trong tỉnh, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
(HBĐT) - Tan trường, chị Hoa vội dắt xe ra cổng đi về phía cuối chợ. Chợ đã gần tan tầm, chỉ còn lác đác mấy người bán rau và hoa quả. Đang lúi húi xem mớ tép thì bà Huấn bê rổ rau đến chào mời:
(HBĐT) - Trung tuần tháng 4 đến rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, ai có dịp xuôi ngược trên QL 6, đoạn qua khu vực hai xã Dân Hoà, Mông Hóa (Kỳ Sơn) sẽ bắt gặp cảnh mua, bán hồng bì. Người Mường gọi thứ cây quả này là goòng, đang mùa goòng chín. Trong khuôn viên gia đình người dân vùng này đều có cây hồng bì, ít thì vài cây, nhiều vài chục cây. Hồng bì tập trung nhiều nhất xóm Đồng Giang, Ao Trạch, xã Dân Hoà, một vài xóm khác cũng có nhưng không nhiều.
(HBĐT) - Ngày 8/8, Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức hội thi "Cán bộ Hội Phụ nữ cơ sở giỏi và tuyên truyền viên giỏi về phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước".