Cứ vào tháng ba âm lịch hằng năm, đồng bào trong và ngoài nước lại tìm về núi Nghĩa Lĩnh thắp nén hương thơm, tri ân công đức Tổ tiên. Để Lễ hội Đền Hùng trở thành lễ hội kiểu mẫu, đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã được tỉnh Phú Thọ triển khai đồng bộ, sẵn sàng đón du khách và đồng bào cả nước hành hương về đất Tổ; Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Phú Thọ cũng đã xây dựng kế hoạch phân luồng giao thông, bắt đầu từ 6 giờ ngày 3-4 đến 18 giờ ngày 9-4.

 

Lễ hội tôn vinh giá trị các di sản văn hóa

Theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay, cùng với tỉnh Phú Thọ còn có sự tham gia của bốn tỉnh gồm: Bắc Ninh, Vĩnh Long, Long An và Quảng Bình.

Các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 6 đến 10-3 âm lịch (từ ngày 5 đến 9-4) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, TP Việt Trì và các xã, phường vùng ven Đền Hùng; các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn Phú Thọ.

Vào ngày 9-3 âm lịch, các tỉnh sẽ dâng lễ vật và làm lễ dâng hương lên Vua Hùng. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương do tỉnh Phú Thọ tổ chức sẽ được bắt đầu lúc 7 giờ ngày 10-3 (ngày 9-4) tại Đền Thượng trên đỉnh Nghĩa Lĩnh thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng diễn ra cùng thời điểm tại các đền thờ Vua Hùng trong cả nước.

Cùng thời điểm này, hàng loạt các hoạt động khác cũng được diễn ra như: Chương trình nghệ thuật chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 với chủ đề “Về miền quê di sản” nhằm tôn vinh di sản hát xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương diễn ra tại Quảng trường Hùng Vương, TP Việt Trì vào tối ngày 6-3 năm Giáp Ngọ (ngày 5-3); hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày dâng lên các vua Hùng; liên hoan hát xoan cho các đối tượng thanh thiếu nhi gắn với chương trình hát xoan làng cổ và du lịch; các hoạt động trưng bày, triển lãm, các giải thể thao, hội trại văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày sản vật và văn hóa ẩm thực của của các địa phương.

Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 cho biết, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm nay sẽ được tổ chức trên tinh thần trang nghiêm, trọng thể, mang tính cộng đồng, gắn với các hoạt động hội, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương.

Khác với mọi năm, năm nay, UBND tỉnh chỉ đạo tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh có di tích thờ Hùng Vương sẽ đồng loạt tổ chức dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng vào cùng thời gian tổ chức dâng hương tại đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, sáng ngày 10-3 năm Giáp Ngọ nhằm tôn vinh giá trị di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”.

Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc sẽ được tổ chức tại Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014.

Vì vậy, xuyên suốt các hoạt động tại Lễ hội Đền Hùng năm nay chính là việc tôn vinh các giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương. Đây cũng là cơ hội để tỉnh Phú Thọ tiếp tục quảng bá rộng rãi hai di sản đã được UNESCO vinh danh là “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”; đồng thời tiếp tục xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng xứng tầm di tích quốc gia đặc biệt, xây dựng TP Việt Trì trở thành thành phố lễ hội gắn với phát triển du lịch của tỉnh.

Kiên quyết xử lý các hành vi phản cảm tại Lễ hội

Vào những ngày này, con cháu Vua Hùng từ khắp mọi miền Tổ quốc và kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Nghĩa Lĩnh. Biết bao người không quản đường xá xa xôi, đã về với cội nguồn để thắp nén tâm nhang, tri ân công đức Tổ tiên.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho du khách hành hương về nguồn cội, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã tiến hành tu bổ, tôn tạo cảnh quan, trồng bổ sung hoa, cây cảnh tại khu vực sân trước cổng đền chính tạo cảnh quan và điểm nhấn trong khu di tích; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành bảo đảm chất lượng một số hạng mục công trình kịp thời phục vụ lễ hội như: Hệ thống đường bậc trên khu vực núi Nghĩa Lĩnh (đoạn từ đền Thượng xuống cổng đền); hoàn thành giai đoạn một của hạng mục: Tôn tạo cảnh quan, sân vườn khu vực đền Hạ và chùa Thiên Quang; hoàn thành cơ bản hạng mục đường Trục hành lễ nối với đường Quốc lộ 32C và đưa vào sử dụng bãi đỗ xe Trung tâm lễ hội với sức chứa khoảng 1.500 xe ô-tô các loại.

Ông Lưu Quang Huy, Giám đốc Khu di tích lịch sử Đền Hùng cho biết, cùng với việc chuẩn bị cơ sở vật chất, Lễ hội Đền Hùng năm nay, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, cùng các cấp, ngành trong tỉnh Phú Thọ quyết tâm xây dựng một lễ hội mẫu mực của cả nước, hướng đến sự an toàn, văn minh, tạo sự thỏa mái và ấn tượng tốt nhất đối với du khách mỗi khi về thăm viếng đền Hùng và thắp hương tri ân công đức Tổ tiên.

Theo đó, các đội bảo vệ sẽ được tăng cường kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm người bán hàng rong, đổi tiền lẻ hưởng chệnh lệch, ép giá, chèo kéo khách hàng cũng như các đối tượng ăn xin, đánh bạc trong khu di tích.

Bên cạnh đó, để bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan, khu di tích đã bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại các đền chùa thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân về dâng hương thực hành các nghi lễ tín ngưỡng theo truyền thống của dân tộc và quy định của nhà nước, kiên quyết ngăn chặn các hiện tượng bán hàng rong, mê tín, bói toán, cúng và đốt vàng mã trong khu vực di tích.

Phối hợp với các ngành liên quan nghiêm túc thực hiện “năm không” tại Lễ hội là: Không ùn tắc, không chèo kéo khách, không hàng giả, không ép giá và không ô nhiễm, đặc biệt phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời, nghiêm cấm hoạt động xe ôm hoạt động trong phạm vi khu di tích, yêu cầu các quán bán hàng, quầy giới thiệu sản phẩm phải tiến hành niêm yết giá theo quy định, nếu cá nhân nào vi phạm, chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý để du khách yên tâm tri ân công đức Tổ tiên.

* Phân luồng giao thông phục vụ Lễ hội đền Hùng

Phục vụ giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch phân luồng giao thông, bắt đầu từ 6 giờ ngày 3-4 đến 18 giờ ngày 9-4.

Đối với các xe đi lễ hội từ Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc… đi đến QL 2, đi theo hướng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến trạm thu phí Phù Ninh, tiếp tục phân luồng như sau:

Các xe ô-tô từ 29 chỗ trở xuống, rẽ phải theo quốc lộ (QL) 2 đến Km 71 phân luồng đi vào đường dạo Lâm nghiệp gặp đường tỉnh 325 rẽ phải ra QL 32C rẽ trái để vào bãi gửi xe trung tâm lễ hội.

Các xe ô-tô từ 30 chỗ trở lên, rẽ trái đi xuôi theo QL 2 đến cây xăng Quân khu 2 rẽ phải vào QL 32C đi vào bãi gửi xe mui rùa. Trường hợp bãi giữ xe ô-tô mui rùa đã đầy, lực lượng chức năng sẽ hướng dẫn cho xe đi thẳng vào bãi giữ xe ô-tô trung tâm, khi bãi giữ xe ô-tô trung tâm đầy thì bố trí xếp xe dọc theo đường 1.1, 1.2, khi xe ra cho đi theo đường khu công nghiệp Thụy Vân ra QL 2.

Đối với các phương tiện từ bãi xe mui rùa quay trở lại đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai theo QL 32C đến ngã tư giao nhau với đường 1.1 và 1.2 rẽ vào đường 1.2 ra đường khu công nghiệp Thụy Vân ra QL 2 rẽ trái đi đến Km 71 QL 2, rẽ phải lên đường cao tốc về Hà Nội.

Các xe đi từ Tuyên Quang, Yên Bái, hướng 1 theo QL 2 đến ngã ba Phù Lỗ rẽ phải đi theo đường tỉnh 325B đến ngã ba Tiên Kiên rẽ trái theo QL 32C, vào bãi gửi xe ô-tô trung tâm; hướng 2 theo QL 2 đến ngã ba cây xăng Quân khu 2 rẽ phải vào bãi xe ô-tô mui rùa.

Đối với các xe đi từ hướng cầu Phong Châu về Đền Hùng, đi theo QL 32C qua cầu Phong Châu đến ngã ba Tiên Kiên rẽ phải đi tiếp QL 32C vào bãi giữ xe trung tâm, khi ra đi theo chiều ngược lại. Những xe máy đi theo QL 32C đến Km 4+500 rẽ trái vào tỉnh lộ 325 đến khu vực Chùa Tổ (Đền Trình), gửi xe vào bãi xe gần UBND xã Hy Cương hoặc bãi xe mới gần chùa Tổ. Khi ra đi theo chiều ngược lại.

Còn đối với các xe không đi lễ từ Hà Giang, Tuyên Quang về Vĩnh Phúc, Hà Nội, đi theo QL 2 đến TP Tuyên Quang theo QL 2C về Vĩnh Phúc, đến ngã ba Tam Dương ra QL 2 về Hà Nội và ngược lại.

Các xe đi từ Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên lên Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ đi theo hai phương án. Phương án 1 theo QL 2 đến ngã ba Tam Dương rẽ phải vào QL 2C đi ngược Tuyên Quang, Hà Giang và ngược lại. Phương án 2 đi theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Tam Dương đi vào QL 2B, rẽ trái theo đường bê-tông ra QL 2C, tới QL 2 rẽ phải đi Hà Giang, Tuyên Quang. Nếu đi Yên Bái, Lào Cai rẽ trái đi xuôi theo QL 2 đến Đoan Hùng rẽ phải theo QL 70B về Yên Bái, Lào Cai và ngược lại.

Đối với các phương tiện đi từ Lào Cai, Yên Bái về Hà Nội cũng đi theo ba phương án.

Phương án 1: Các phương tiện đến TP Yên Bái rẽ qua cầu Âu Lâu hoặc cầu Văn Phú sang QL 32C đi về ngã tư Cổ Tiết theo QL 32, qua cầu Trung Hà về Hà Nội và ngược lại.

Phương án 2: Các phương tiện đi theo QL 2 đến ngã ba Phú Hộ rẽ theo đường tỉnh 315B vào thị xã Phú Thọ ra đê tả sông Thao đến ngã ba giao giữa QL 32C với đường tỉnh 320 rẽ phải đi qua cầu Phong Châu sang huyện Tam Nông theo QL 32 qua cầu Trung Hà về Hà Nội và ngược lại.

Phương án 3: Các phương tiện đi theo QL 2 đến ngã ba Phú Hộ rẽ phải đi theo đường tỉnh 315B ra đê tả sông Thao đến ngã ba Chợ Nú (Việt Trì) rẽ phải đi theo QL 32C đoạn tránh TP Việt Trì, qua cầu Việt Trì về Vĩnh Phúc, Hà Nội và ngược lại.

Các phương tiện đi từ Sơn La, Điện Biên về Hà Nội theo QL 32 đến ngã tư Cổ Tiết rẽ phải đi xuôi qua thị trấn Hưng Hóa-Tam Nông qua cầu Trung Hà về Hà Nội và ngược lại.

Phân luồng nội tỉnh: Các phương tiện đi từ Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ về Hà Nội, Vĩnh Phúc theo QL 2 đến ngã 3 Phù Lỗ rẽ theo đường tỉnh 325B đến ngã ba Tiên Kiên rẽ phải theo QL 32C, rẽ trái vào đường tỉnh 320, 324 đến chợ Nú rẽ phải đi theo QL 32C đoạn tránh TP Việt Trì, qua cầu Việt Trì về Vĩnh Phúc, Hà Nội và ngược lại.

Các phương tiện đi từ TP Việt Trì (nội thành) đi Tam Nông, Thanh Sơn theo đường tỉnh 324 hoặc 320 qua cầu Phong Châu sang Tam Nông, Thanh Sơn và ngược lại.

Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Phú Thọ Đặng Trần Minh, tỉnh sẽ tăng cường các chốt phân luồng điều phối giao thông tại khu vực cầu Việt Trì; ngã ba giao QL 2 - QL 32C; trạm thu phí đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai ở Phù Ninh; ngã ba Phù Lỗ; ngã ba Tiên Kiên và ngã ba Phú Hộ.

Lực lượng thanh tra giao thông bố trí mỗi chốt ba cán bộ. Tại vị trí ngã ba giao nhau giữa QL 2 - QL 32C, trạm thu phí đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bố trí bốn cán bộ để điều hành, phân luồng xe.

 

                                                                          Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo Bưu điện tỉnh và Sở GT-VT, Sở Tư pháp ký kết hợp đồng.
Tiết mục “Hãy đến với con người Việt nam tôi” (Tốp ca trường Trung cấp Y tế Hoà Bình).
Đồng chí Bùi Hải Quang, Giám đốc Sở KH&ĐT tặng hoa chúc mừng chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn, Bùi Thị Lan Phương. Ảnh: B.M
Tiết mục tham gia hội thi của trường THPT Công Nghiệp.

Thu nhập từ du lịch toàn tỉnh đạt gần 200 tỷ đồng

(HBĐT) - Phát huy tiềm năng, thế mạnh về các loại hình du lịch của tỉnh, từ đầu năm đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động:

Văn hóa công sở - từ quy chế đến thực tiễn

(HBĐT) - Những năm qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Dù có những chuyển biến tích cực nhưng tại không ít cơ quan, đơn vị, quy chế vẫn chỉ nằm trên giấy và chưa thực sự đi vào thực tiễn.

Giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Nhờ có thành tích diệt yêu, trừ quái nên không chỉ được làm phò mã và Thạch Sanh còn được phụ vương đặc cách bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng đền bù GPMB ở vùng rừng xanh, núi đỏ.

Hoa mộc mùa xuân

(HBĐT) - Hoa mộc, cái tên nghe dung dị, mộc mạc hư vốn của hoa. Hoa mộc nhỏ trắng xinh như chiếc cúc áo, hương hoa mộc phảng phất mà dịu ngọt. Loại hoa không kheo sắc, khoe hương như hoa hồng, hoa ly, cũng không khoe sắc như hoa hải đường. Cụ Nguyễn Du đã mô tả:

Đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch Hòa Bình

(HBĐT) - Tại buổi gặp mặt đoàn đại biểu Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Dự án EU và các doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch tại tỉnh ta, đồng chí Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam khẳng định: Với những tiềm năng du lịch sẵn có, Hòa Bình hoàn toàn có điều kiện đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động du lịch là điều đáng phải bàn. Để thực hiện được điều này đòi hỏi tỉnh phải xác định được định hướng phát triển du lịch. Dựa trên các chính sách đã có, tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách kèm theo kinh phí đầu tư thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Trong đó cần xác định được sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với tuyên truyền, quảng bá để tạo điều kiện cho du lịch phát triển đồng bộ.

Bùi Thị Mơ đoạt giải nhì hội thi hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch Tây Bắc mở rộng

(HBĐT) - Nằm trong khuôn khổ Tuần văn hóa, du lịch Điện Biên 2014, vừa qua, tại Trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh Điện Biên đã diễn ra hội thi hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Hội thi có sự tham gia của 16 thí sinh đến từ các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang và Phú Thọ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục