Sản phẩm du lịch cộng đồng duy trì ở bản Lác, xã Chiềng Châu  (Mai Châu) thu hút khách trong và ngoài nước.

Sản phẩm du lịch cộng đồng duy trì ở bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) thu hút khách trong và ngoài nước.

(HBĐT) - Tại buổi gặp mặt đoàn đại biểu Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Dự án EU và các doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch tại tỉnh ta, đồng chí Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam khẳng định: Với những tiềm năng du lịch sẵn có, Hòa Bình hoàn toàn có điều kiện đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động du lịch là điều đáng phải bàn. Để thực hiện được điều này đòi hỏi tỉnh phải xác định được định hướng phát triển du lịch. Dựa trên các chính sách đã có, tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách kèm theo kinh phí đầu tư thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Trong đó cần xác định được sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với tuyên truyền, quảng bá để tạo điều kiện cho du lịch phát triển đồng bộ.

 

Với mục tiêu nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh cho phát triển du lịch. Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình trở thành một điểm du lịch hấp dẫn của vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ với các sản phẩm đặc trưng là du lịch văn hóa, sinh thái, thể thao giải trí, nghỉ dưỡng gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Xây dựng khu hồ Hòa Bình sớm trở thành một trong những khu du lịch trọng điểm của quốc gia. UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh. Trong đó, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch; công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch; tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tỉnh chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch. Theo đó xác định đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch gồm: sản phẩm du lịch văn hóa đầu tư bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh gắn với hoạt động dịch vụ trở thành những điểm tham quan du lịch. Khai thác chương trình du lịch về nguồn độc đáo của Hòa Bình thông qua các di tích khảo cổ học về văn hóa thời kỳ đồ đá “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các điểm văn hóa tâm linh như: khu du lịch chùa Tiên (Lạc Thủy); khu du lịch đền Bờ (Cao Phong và Đà Bắc); khu vực Chùa Hòa Bình Phật Quang (TPHB), đền Tướng sứ người Thái (Mai Châu)... Lựa chọn phục dựng và bảo tồn một số lễ hội truyền thống và những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc trở thành các điểm tham quan du lịch mang đặc trưng riêng của tỉnh. Sản phẩm du lịch cộng đồng duy trì các điểm du lịch cộng đồng bản Lác, bản Văn, Bản Pom Coọng, bản Bước (Mai Châu); bản Giang Mỗ (Cao Phong)... Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một số điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu của 4 vùng Mường (Bi - Vang - Thàng - Động) gồm: xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc); xóm Trại, xã Tân Lập (Lạc Sơn), xóm Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong), xóm Vay, xã Thượng Tiến (Kim Bôi). Xây dựng các điểm du lịch cộng đồng đại diện các dân tộc gồm dân tộc Mông ở bản Chà Đáy, xã Pà Cò; dân tộc Thái bản Noong Luông, xã Noong Luông (Mai Châu), dân tộc Dao xóm Đồng Chụa, xã Thống Nhất (TPHB); dân tộc Tày bản Nguồm, xã Mường Chiềng (Đà Bắc). Tiếp tục bảo tồn các xóm, bản còn lưu giữ được bản sắc văn hóa độc đáo các dân tộc trong tỉnh xây dựng thành các sản phẩm du lịch phục vụ đón khách. Phấn đấu mỗi huyện lựa chọn xây dựng được từ 1 - 2 xóm, bản hấp dẫn thu hút khách du lịch, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Sản phẩm du lịch nghề thủ công truyền thống đầu tư bảo tồn các làng nghề thủ công truyền thống trở thành địa điểm tham quan, trải nghiệm cho du khách, đồng thời sản xuất các mặt hàng lưu niệm, quà tặng, giới thiệu ẩm thực như: nghề dệt thổ cẩm, đan lát; làm rượu cần; rèn đúc... Khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, sản phẩm ẩm thực truyền thống các dân tộc. Quy hoạch xây dựng các khu phố bán hàng lưu niệm, quầy hàng ẩm thực truyền thống tại trung tâm huyện, thành phố và các khu, điểm du lịch phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Sản phẩm du lịch thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng các sân gôn, đường đua xe đạp, khu đua thuyền, điểm dù lượn... tại các khu vực có tiềm năng. Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển các khu, điểm tắm nước khoáng nóng tại các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn. Nghiên cứu phát triển loại hình tắm các loại lá thuốc chữa bệnh của đồng bào các dân tộc Mường, Dao, Thái... để phục vụ khách du lịch. ưu tiên cho các dự án đầu tư sản phẩm du lịch có chất lượng cao vào khu du lịch hồ Hòa Bình để sớm trở thành khu du lịch quốc gia, một điểm đến hấp dẫn cho du khách.

 

Để nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, tỉnh tăng cường đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua các tổ chức, đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, điểm du lịch, khu vui chơi giải trí và các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch... Tổ chức điều tra, khảo sát về nguồn tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh, lựa chọn đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch có chất lượng mang thương hiệu Hòa Bình. Trong đó, đặc biệt coi trọng vấn đề bảo tồn không gian, cảnh quan, kiến trúc bản sắc văn hóa các dân tộc trong cộng đồng dân cư. Thu hút đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí có chất lượng trong các khu, điểm du lịch để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách. Phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham quan xóm, bản văn hóa của đồng bào các dân tộc tại khu vực hồ Hòa Bình, các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn... Tăng cường xây dựng các tuyến, điểm du lịch, trong đó có tuyến du lịch liên vùng. Phối hợp với 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng xây dựng các tuyến du lịch liên kết giữa các tỉnh theo các hành trình Hà Nội - Hòa Bình với các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ - Hòa Bình với các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam... Tuyến du lịch địa phương duy trì các tuyến, điểm du lịch đã có; xây dựng một số tuyến, điểm du lịch mới như: tuyến du lịch hồ Hòa Bình; tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thể thao giải trí Ngổ Luông, (Tân Lạc đi Ngọc Sơn, (Lạc Sơn); tuyến du lịch văn hóa tâm linh chùa Hương đi chùa Tiên, (Lạc Thủy); tuyến du lịch hồ Sam Tạng đi Quyết chiến (Tân Lạc)...

 

 

 

                                                                            Hương Lan

 

 

Các tin khác

Thí sinh Bùi Thị Mơ (ngoài cùng bên phải) nhận giải thể hiện khả năng hoạt náo lôi cuốn khách du lịch.
Một tiết mục dân ca Mường được biểu diễn thành công tại Liên hoan.
Nhà văn hóa tiểu khu 6, thị trấn Mường Khến được xây dựng khang trang, là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân.
Mặc dù thiệt hại của vụ cháy lớn, nhưng Bảo tàng không gian văn hóa Mường vẫn tiến hành mở cửa bình thường để đón tiếp các du khách.

Từ câu chuyện phá sản, mất nhà của nghệ sĩ Chánh Tín: Tư nhân làm phim như đánh bạc

Chia sẻ với truyền thông về một trong những nguyên nhân phá sản của mình, nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín phàn nàn về việc bản quyền phim của ông không được bảo vệ, dẫn đến thất thoát, lỗ. Phải chăng, sản xuất phim tư nhân như đánh bạc, phải tự thân vận động, lời ăn - lỗ chịu và không có được sự hỗ trợ gì của Nhà nước trong vấn đề bản quyền cũng như trong kinh doanh?

Đa dạng hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hoá (Sở VH-TT&DL) cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền chào mừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2014), Sở VH-TT&DL xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền trong địa bàn tỉnh “Hướng về Điện Biên” từ tháng 3 - 5/2014.

Kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế

(HBĐT) - Sáng 16/3, tại Đền Thề - Đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế năm xưa (thuộc thị trấn Cầu Gồ - Yên Thế), UBND tỉnh Bắc Giang đã long trọng tổ chức khai mạc lễ hội kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế do người Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội; lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Giang và đông đảo nhân dân địa phương, du khách trong và ngoài tỉnh.

Khai trương Văn phòng Hòa Bình tour

(HBĐT) - Ngày 16/3, Công ty TNHH MTV Du lịch Hòa Bình (Hòa Bình Tour) đã khai trương văn phòng mới tại số 75, tổ 27, đường Chi Lăng, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình.

Ban hành các tiêu chí và giải pháp thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn TP Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 10/3/2014, UBND TP.Hòa Bình đã ra Quyết định số 1218/QĐ-UBND ban hành các tiêu chí và giải pháp thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2025 với mục tiêu:

Liên hoan vũ điệu xanh thành phố Hoà Bình

(HBĐT) - Tối 15/3, Hội LHTN thành phố Hòa Bình phối hợp với Trung tâm hoạt động TTN tỉnh tổ chức liên hoan “Vũ điệu xanh” thành phố Hòa Bình năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục