Du khách khám phá hang động núi Niệm tại xã Phú Thành (Lạc Thủy).
(HBĐT) - Cuối tháng 2, huyện Lạc Thủy phấn khởi đón nhận bằng di tích cấp quốc gia do Bộ VH-TT&DL công nhận quần thể hang động núi Niệm tại xã Phú Thành. Quần thể di tích này có đủ các loại hình bổ trợ cho nhau, từ tín ngưỡng đến văn hóa, khảo cổ và thắng cảnh.
Núi Niệm nằm trong dãy núi Ba Cô. Quần thể hang động núi Niệm gồm 3 di tích liền kề nhau: di tích lịch sử văn hóa đền Niệm, di tích thắng cảnh động Thông Linh, di tích khảo cổ học mái đá Niệm. Đền Niệm có từ lâu đời, khởi nguyên là một ngôi đền nhỏ dưới chân núi, trong hang đặt một ban thờ. Hiện nay, kiến trúc của đền đã hoàn thiện cơ bản, có tam quan, nhà sắp lễ ngăn nắp và phát triển diện tích nhà tiền tế rộng hơn để phục vụ du khách. Đền cũ trở thành hậu cung, vừa hài hòa, vừa không phá vỡ cảnh quan và không gian linh thiêng vốn có. Đền thờ chính tam vị chúa Mường (đệ nhất Tây Thiên, đệ nhị Nguyệt Hồ, đệ tam Lâm Thao) và mẫu thượng ngàn, thượng thiên. Núi Niệm ẩn chứa nhiều huyền tích dân gian. Theo các cụ cao niên kể lại, thời tiền sử núi Niệm nằm giữa vùng núi hoang sơ. Bất chợt một hôm, người dân quanh vùng thấy ba ánh hào quang uốn lượn trên dãy núi rồi cùng đáp xuống và biến mất. Tương truyền đó là hiện thân của tam vị chúa Mường đến giúp dân khai dân, lập ấp. Để tưởng nhớ công lao, nhân dân đã lập đền thờ dưới chân núi. Xưa kia, mỗi lần có việc đại sự của làng, tổng, quan chức địa phương lại đến ngôi đền để khấn, niệm được phù hộ. Nhân dân mỗi khi qua đều nhẩm khấn, niệm. Vì vậy, tên núi Niệm được gọi từ đó.
Động Thông Linh nằm ngay phía bên phải và phía sau đền Niệm. Năm 2009, qua quá trình bới đất để tu bổ đền đã làm lộ ra hang gốc và các ngách với vô vàn nhũ đá, măng đá tuyệt đẹp. Đặc biệt đã phát hiện ra cửa hang thông lên đền Niệm. Lớp đất lấp hang là đất phù sa của sông Bôi và đất chảy xuống từ núi Niệm. Lẫn trong đất phát hiện xương hươu, nai, lợn và cả những loài đã tuyệt chủng ở Hòa Bình như đười ươi, tê giác, gấu, voi cùng nhiều đồ gốm từ thô sơ đến hiện đại. Động chia thành hai cung phòng. Cung thứ nhất rộng trung bình 10 m, chỗ sâu nhất 15 m, cao nhất khoảng 17 m và có một tảng đá liền khối chặn lối đi, tạo thành 2 ngách chính vào lòng động. Ngách thứ nhất rộng trung bình 2,5 m, sâu 12 m là thế giới của các khối nhũ đá lung linh, huyền ảo. Khối từ trên cao tỏa xuống như một đóa hoa khổng lồ, khối như chân váy của nàng tiên đang phất phơ trong gió, khối lại vươn lên như cây chống trời hay cây đa cổ thụ. Nhiều hình thù thú vị được thiên nhiên kiến tạo như ông Bụt, ông Tiên, trứng rồng, na đá... Nếu ngách thứ nhất là thế giới của tự nhiên, ngách thứ hai thật tĩnh lặng và linh thiêng. Du khách như lặng đi vì vẻ đẹp của các nhũ đá, măng đá và cảm nhận như đang lạc vào chốn cung phòng của 3 bà chúa Mường với tán, lọng vàng, giường ngự và vô vàn chùm đèn. Đến với cung phòng thứ hai dài trên 20 m, nơi rộng nhất 6 m, vòm trần cao từ 2 - 14 m, du khách tiếp tục được chiêm ngưỡng thế giới nhũ đá nhưng là cảnh thôn quê trù phú như tạc từ bên ngoài vào. Các khối nhũ mọc so le từ nền động vươn lên như một khu vườn đầy hoa trái xen kẽ các ngôi nhà. Điểm nổi bật tại cung phòng này là hình bóng một cụ rùa khổng lồ, mai ghồ ghề, đầu ngếch lên cao như chờ đợi du khách.
Tiến về cửa hang phía tây - nam của động, theo một cầu thang nhỏ quanh co, du khách bước ra bên ngoài. Đứng ở cửa hang cao hơn mặt ruộng khoảng 15 m sẽ có ngọn gió đồng mang hương thơm của hoa trái xà vào lòng người như đánh thức mọi người về với thực tại để tiếp tục khám phá mái đá Niệm. Trước kia, mái đá có nhiều ốc chổ, lẫn trong đó còn có nhiều viên cuội có vết ghè đập. Tháng 9/2012, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam á đã thám sát các hang động trong dãy Ba Cô và núi Niệm. Qua đào 5 m2 tại mái đá Niệm và thám sát nhiều lỗ nhỏ khác, đoàn đã thu được trên 300 công cụ các loại: đá văn hóa Hòa Bình, xương, nhuyễn thể... Đây là những tư liệu quan trọng cho quá trình nghiên cứu văn hóa Hòa Bình.
Đồng chí Lê Quốc Khánh, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho rằng, quần thể hang động núi Niệm có nhiều giá trị về lịch sử, văn hoá, lễ hội và du lịch. Lễ hội đình làng, chùa mà đền Niệm là một thiết chế trong đó là lễ hội lớn của vùng đất Lạc Thủy mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Mường. Kết nối các điểm du lịch như chùa Tiên, Nhà máy in tiền và có sự quan tâm đúng mức, nơi đây hứa hẹn là điểm thăm quan có sức hấp dẫn du khách. Qua đó tạo đà cho du lịch của huyện Lạc Thủy nói riêng và ngành du lịch tỉnh nói chung phát triển.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Trong những năm qua, HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn, xã Mãn Đức (Tân Lạc) được đánh giá là một trong những điển hình tiêu biểu, đi đầu trong công cuộc “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong tỉnh Hòa Bình. Những thành quả HTX dệt thổ cẩm Vọng Ngàn đạt được góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa mặc của người Mường nói riêng, văn hóa Mường nói chung, đồng thời, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vốn dĩ quanh năm với ruộng vườn.
(HBĐT) - Ngày 22/3, Ủy ban Hội liên hiệp thanh niên Việt
(HBĐT) - Phát huy tiềm năng, thế mạnh về các loại hình du lịch của tỉnh, từ đầu năm đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động:
(HBĐT) - Những năm qua, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Dù có những chuyển biến tích cực nhưng tại không ít cơ quan, đơn vị, quy chế vẫn chỉ nằm trên giấy và chưa thực sự đi vào thực tiễn.
(HBĐT) - Nhờ có thành tích diệt yêu, trừ quái nên không chỉ được làm phò mã và Thạch Sanh còn được phụ vương đặc cách bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng đền bù GPMB ở vùng rừng xanh, núi đỏ.
(HBĐT) - Hoa mộc, cái tên nghe dung dị, mộc mạc hư vốn của hoa. Hoa mộc nhỏ trắng xinh như chiếc cúc áo, hương hoa mộc phảng phất mà dịu ngọt. Loại hoa không kheo sắc, khoe hương như hoa hồng, hoa ly, cũng không khoe sắc như hoa hải đường. Cụ Nguyễn Du đã mô tả: