Đoàn công tác khảo sát thực hiện công tác quản lý Nhà nước về việc đầu tư hệ thống TT-TH tại huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Ngày 11/9, Đoàn công tác của Ban VH-XH&DT (HĐND tỉnh) do đồng chí Trần Đức Trường, Phó Ban VH-XH&DT làm Trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát công tác quản lý Nhà nước về việc đầu tư hệ thống Truyền thanh - Truyền hình (TT-TH), những kết quả đạt được trong công tác TT-TH tại huyện Đà Bắc.
Thực hiện công tác tuyên truyền, 9 tháng năm nay Đài TT-TH huyện đã thực hiện 75 bản tin truyền hình với 865 tin, bài và 108 chương trình phát thanh với hơn 1.000 tin, bài. Hàng năm thực hiện cộng tác khoảng 200 tin, bài cho Đài PT-TH tỉnh, đáp ứng khoảng 80% yêu cầu quy định. Về công tác kỹ thuật, hiện nay mỗi ngày trạm phát sống truyền hình từ 14 – 19 giờ/ngày, phát thanh từ 7- 10 giờ/ngày phục vụ tiếp sóng, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài PT-TH tỉnh và các Đài Trung ương, phát chương trình truyền thanh trên địa bàn huyện. 9 tháng qua đã phát sóng 41.000 giờ, trung bình mỗi ngày có 10 phút chương trình địa phương trên sóng phát thanh hoặc truyền hình. Về cơ sở hạ tầng phục vụ làm việc của Đài TT-TH huyện có nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được các điều kiện làm việc cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Các trạm Mường Chiềng, Yên Hòa, Chợ Bờ cơ sở hạ tầng cũ và xuống cấp. Nhìn chung hệ thống nhà trạm máy móc, thiết bị của Đài TT-TH huyện còn lạc hậu, phạm vi phủ sóng hẹp, các chương trình địa phương còn ít…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện và Đài TT-TH huyện đề nghị UBND tỉnh và các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có văn bản quy định rõ ràng về hoạt động và kế hoạch định hướng phát triển Đài TT-TH cấp huyện theo lộ trình số hóa truyền hình toàn quốc đến năm 2020. Có giải pháp nhằm khắc phục, giải quyết số máy phát thanh FM hiện đang được các xã quản lý nhưng đã ngừng hoạt động. Đề nghị tuyển dụng đủ viên chức, quan tâm xây dựng trụ sở mới. Nhà nước có chế độ phụ cấp đặc thù cho các bộ công tác tại Đài TT-TH ở những khu vực miền núi khó khăn.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Trưởng đoàn ghi nhận kết quả đạt được của Đài TT-TH huyện trong điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn. Đồng chí đề nghị thời gian tới huyện thực hiện tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo và sử dụng cán bộ phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc; xây dựng các chương trình TT-TH, phát thanh phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ cho nhân dân. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền và xã hội hóa công tác phát thanh- truyền hình.
Vũ Hà
(HBĐT) - Chủ nhật hàng tuần, những thành viên câu lạc bộ chèo thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tập trung tại nhà bà Nguyễn Thị Minh Hoàn, Phó chủ nhiệm câu lạc bộ 30/4 (CLB đàn hát dân ca và chèo) để tập luyện. Bà Hoàn cho biết: Chiếu chèo được thành lập từ năm 2004 đến nay, với mỗi thành viên trong CLB, diễn chèo như thói quen sinh hoạt văn hóa, không thể thiếu của các thành viên.
(HBĐT) - Chưa năm nào thị trường đồ chơi lại phong phú, rực rỡ sắc màu như mùa Trung thu 2014 này. Càng ấn tượng hơn khi ở các cửa hàng buôn bán, kinh doanh chủ yếu bày bán các mặt hàng đồ chơi do Việt Nam sản xuất, người tiêu dùng trong tỉnh ưu tiên chọn mua sản phẩm có xuất xứ trong nước. Điều này lần nữa khẳng định sự “lên ngôi” của đồ chơi Trung thu hàng Việt hiện nay.
(HBĐT) - Tối 4/9, BCĐ phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” huyện Kim Bôi đã tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” năm 2014. Tới dự có đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, các sở, ban, ngành của tỉnh, huyện, thành phố; Huyện ủy, UBND huyện và đông đảo các em thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Một trong những sự kiện điện ảnh lớn của Đức tại Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng và Thái Nguyên từ ngày 4 đến 20-9, với những bộ phim đình đám của điện ảnh Đức.
(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Tân Lạc đặc biệt quan tâm đến khôi phục, lưu giữ và bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Theo thống kê sơ bộ, toàn huyện còn trên 1.000 chiếc, trong đó có gần 900 chiếc cồng chiêng cũ, còn lại là cồng chiêng được các hộ dân ở các địa phương mới mua lại về trưng bày và sử dụng.
(HBĐT) - Lòng hồ Hòa Bình từ lâu đã được nhiều du khách gần xa biết đến như một Hạ Long thu nhỏ bởi phong cảnh sơn thủy hữu tình. Từ TPHB, du khách muốn khám phá hệ sinh thủy phong phú của lòng hồ phải thông qua hai điểm đó là cảng Bích Hạ, xã Thái Thịnh (TPHB) hoặc lên cảng du lịch Thung Nai (Cao Phong) cách thành phố khoảng 25 km. Từ 2 bến thuyền này, du khách sẽ có một hành trình trải nghiệm thật thú vị.