Trong “biển người” về dự lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015 có sự góp mặt của không ít công chức, viên chức.
(HBĐT) - “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, câu nói ấy được đúc rút từ trong dân gian và đã được dân gian kiểm nghiệm sâu sắc. Tuy nhiên, soi vào cuộc sống thời hiện đại, câu nói này lại có vẻ hợp hơn với giới công chức, viên chức (CC,VC) vì không ít người trong số đó có thời gian, điều kiện và cảm hứng nối dài “tháng ăn chơi”.
Với CC,VC năm nay hầu hết các cơ quan, đơn vị tổ chức khai xuân và bắt đầu làm việc từ mồng 6 Tết. Bề ngoài tất cả đều bắt tay vào công việc một cách trôi chảy nhưng nếu để ý có thể thấy rõ tâm lý, hội chứng “tháng giêng” vẫn đậm đà. Cũng đúng thôi, vì sau Tết là mùa lễ hội, kế đó là sự kiện khá quan trọng mà mỗi tổ chức công đoàn ở các cơ quan, đơn vị đều tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Đơn giản thì tổ chức mít tinh, giao lưu văn nghệ, thi nữ công gia chánh... cầu kỳ hơn thì tổ chức cho chị em đi “giao lưu thực tế, học tập kinh nghiệm” ở các tỉnh bạn, đó là việc mà các cơ quan, đơn vị luôn hướng đến bởi nhiều lý do như vậy nên tâm lý “tháng giêng - tháng ăn chơi” mới được phát triển rộng trong giới CC,VC.
Tôi chọn cho mình chuyến du xuân lòng hồ Hoà Bình - đến quần thể di tích Thác Bờ vào ngày nghỉ. Tại đây tôi đã gặp khá nhiều người quen trong giới CC,VC làm việc trong các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở cùng du xuân bởi không gian hẹp nên có thể nghe rõ tiếng nói cười, lời chào hỏi của mọi người:
- Đã “khai xuân” được nhiều chưa? Đó là câu phổ biến được đặt ra sau cái bắt tay và vài câu chuyện thân mật.
Đứng trong không gian của đền, chùa lại được trao đổi bởi những người đang du xuân để thư giãn, cầu tài, lộc, sức khỏe, bình an và may mắn... hẳn rằng nghĩa của từ “khai xuân” không chỉ để nói về công việc mà nó thiên nhiều hơn về những chuyến du xuân! Đó là cảm nhận nhưng cũng được minh chứng ngay với câu trả lời cũng mang tính chất phổ biến:
- Chưa, phải đi gần đã rồi mới tính chuyến đi xa.
Bằng những câu đối thoại ngắn đó ai cũng có thể hiểu “đi” ở đây là đi đền, chùa, đến các lễ hội trong dịp đầu năm.
Tất nhiên, đã là CC,VC không dám “ăn cắp” cả 8 giờ hành chính... để đi chơi, vì thế những chuyến đi thường được thu xếp vào buổi tối hoặc 2 ngày nghỉ cuối tuấn.
Gặp chị H., một người quen là cán bộ cấp sở, ngành vào dịp sau Tết, tôi ngỡ ngàng trước gương mặt có phần uể oải, phờ phạc của chị. Hỏi ra mới biết thức khuya, đi hầu đồng, giải hạn ở các đền, phủ. Chỗ chị em, chị vô tư bộc bạch: Năm nay nhà mình 2 người sao xấu nên chịu khó đi hầu một chút. Mồng 4 Tết ngược dòng sông Đà đến làm lễ ở đền Thác Bờ rồi hang Miếng (Sơn La). Đến mồng 6 Tết đi phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ (Hà Nội), tiếp đó là đến vay tiền bà Chúa Kho (Bắc Ninh). Chiều ngày 14, tháng giêng, mấy gia đình khởi hành chuyến đi Nam Định để kịp dự lễ khai ấn đền Trần. Mệt mỏi nhưng bù lại thấy vui và thanh thản... đến thứ bảy tuần tới lại cùng chị em trong cơ quan đi Yên Tử (Quảng Ninh) nhân dịp kỷ niệm ngày 8/3.
Qua cuộc chuyện trò với chị H., chứng kiến dòng người tấp nập đổ về Chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Chùa Hang (Yên Thuỷ), đền Thác Bờ, lễ hội Khai hạ Mường Bi... trong những ngày đầu năm mới thấy rằng dân gian đã nhận xét không ngoa rằng: Chủ thể kéo dài “tháng giêng - tháng ăn chơi” trong thời đại mới này không chỉ là những người dân thường mà không ít những người thuộc giới CC,VC
Thuý Hằng
(HBĐT) - Trong dân gian người Việt từ xưa đã có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”, câu nói ấy cho đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Khi cuộc sống có phần đủ đầy, việc dâng lễ cho ông bà tổ tiên, vong linh vào các dịp ngày rằm, mồng một, ngày lễ tạ ở mỗi gia đình cũng trở nên hậu hĩnh. Nhờ đó, nghề hàng mã ngày càng phát triển, thị trường hàng mã ngày càng trở nên sôi động.
(HBĐT) - Với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày tuyên truyền di sản văn hóa các dân tộc trong toàn tỉnh, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ được giao góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử và danh thắng, các di sản văn hóa trên địa bàn.
(HBĐT) - Chiều 9/3, Hội ND tỉnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức hội thảo Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động của Dự án “Cuộc vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng: Tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ với GCNQSDĐ”.
(HBĐT) - Trong năm qua, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC” trên địa bàn huyện Lương Sơn tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, gắn với thực hiện xây dựng NTM, đô thị văn minh. Các KDC chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, quy ước KDC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Toàn huyện xây dựng và duy trì trên 300 mô hình hoạt động hiệu quả về AN -TT, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc..., góp phần đưa CVĐ ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực.
(HBĐT) - Tại hội nghị biểu dương cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa tiêu biểu xuất sắc 5 năm, giai đoạn 2009-2014 do BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Yên Thủy tổ chức, trong số 20 đơn vị được huyện tặng giấy khen tiêu biểu có Phòng GD &ĐT.