Các hiện vật, cổ vật được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh phục vụ nhu cầu thăm quan, học tập và nghiên cứu của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Với nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày tuyên truyền di sản văn hóa các dân tộc trong toàn tỉnh, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ được giao góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử và danh thắng, các di sản văn hóa trên địa bàn.
Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Khó khăn lớn nhất đối với công tác bảo tồn, bảo tàng hiện nay là cơ sở hạ tầng. Hiện, Bảo tàng vẫn phải ở “nhờ” Cung Văn hóa, phòng trưng bày, bảo tồn không đáp ứng được về kỹ thuật dẫn đến việc một số cổ vật, hiện vật không được trưng bày, bảo vệ đúng cách. Bên cạnh đó, với nguồn kinh phí hạn chế, công tác bảo tồn, bảo tàng, quản lý di tích đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay công tác này đã huy động sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn xã hội việc trùng tu, tôn tạo di tích được nhiều địa phương đẩy mạnh xã hội hóa, nghiên cứu, sưu tầm được nhiều tập thể cá nhân, chung tay thực hiện.
Hiện, trên địa bàn tỉnh có 69 di tích, trong đó có 41 di tích cấp quốc gia và 28 di tích cấp tỉnh, hơn 300 tài liệu hiện vật là kho sử liệu giá trị vẫn đang được tiếp tục bảo tồn, phục vụ nhu cầu thưởng thức, tìm hiểu giá trị văn hóa của người dân trong tỉnh. Những năm qua, công tác tuyên truyền, quản lý, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đông đảo nhân dân ủng hộ và đóng góp nên đã đạt được những kết quả quan trọng. Trong 4 năm qua, Bảo tàng tỉnh đã thu nhận từ các tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp 12 hiện vật và 1 sưu tập hiện vật. Hội đồng định giá di vật, cổ vật Sở VH -TT&DL đã thẩm định 2 chiếc cồng chiêng, 1 nồi đồng, 1 ninh đồng, 2 bát gốm, 1 âu gốm, 4 trống đồng, 1 mặt trống đồng và 1 sưu tập tiền đồng cổ. Qua thẩm định, Hội đồng nhất trí đánh giá 11 hiện vật và 1 sưu tập hiện vật tiền xu đều là những di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học, có niên đại từ thế kỷ II đến đầu thế kỷ XX, tổng giá trị được định giá 827 triệu đồng. Để giúp người dân trong toàn tỉnh hiểu được giá trị văn hóa, lịch sử của hiện vật, cổ vật, trong năm 2014, Bảo tàng tỉnh đã mở 2 cuộc trưng bày lưu động phục vụ các sự kiện chính trị trong tỉnh với chủ đề Di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình và cổ vật tiêu biểu Mường Thàng và Một số cổ vật tiêu biểu tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, Bảo tàng tỉnh đã xây dựng gian trưng bày Một số tài liệu, hiện vật của Trung đoàn 52 Tây Tiến và thường xuyên mở cửa phòng trưng bày cố định tại Bảo tàng để phục vụ nhân dân tham quan, học tập, nghiên cứu.
Đối với công tác quản lý di tích, Bảo tàng tỉnh đã tăng cường kiểm tra công tác quản lý di tích, gắn trách nhiệm của các cấp, ngành, các đoàn thể ở huyện, xã trong bảo vệ và phát huy giá trị di tích, ngăn chặn sự lấn chiếm, xâm hại hành lang bảo vệ đất di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh. Triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản Văn hóa và sự nghiệp phát triển văn hóa tại địa phương. Năm 2014, đã hoàn thiện 3 hồ sơ khoa học di tích lịch sử văn hóa trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận xếp hạng di tích đình Cổi (xã Bình Chân, Lạc Sơn), đền Rem (TT Chi Nê, Lạc Thủy) và chùa Quất Lâm (xã Hòa Sơn, Lương Sơn). Theo chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa năm 2014, đã tu bổ, tôn tạo 2 di tích thắng cảnh động Nam Sơn (Tân Lạc) và di tích khảo cổ mái đá làng Vành (Lạc Sơn). Ngoài ra, công tác tuyên truyền giới thiệu giá trị nội dung di tích thường xuyên được thực hiện nhằm xã hội hóa hoạt động bảo vệ di tích, bảo tồn di sản văn hóa.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Đến đầu năm 2015, huyện Lạc Thủy có gần 17.000 tín đồ tôn giáo (chiếm 26% dân số toàn huyện) thuộc 15 xã, thị trấn với 42 chức sắc, chức việc. Trong khi đó, bộ máy cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo của huyện có 17 đồng chí (2 chuyên trách, 15 kiêm nhiệm). Điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn, hạn chế trong tuyên truyền và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Sáng ngày 5/3, BTC các lễ hội huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ báo công dâng Bác và khai hội Di tích nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam tại xã Cố Nghĩa. Di tích này đã được Bộ VH, TT&DL xếp hạng cấp quốc gia (năm 2007).
(HBĐT) - Ngày 5/3, huyện Yên Thủy tổ chức lễ hội chùa Hang – Hang Chùa (xã Yên Trị) và dâng lễ cầu quốc thái dân an. Hàng năm, chư Tôn đức chùa Hang và dân làng 14 thôn, xóm xã Yên Trị mở hội đầu xuân – một truyền thống tín ngưỡng dân gian được tổ chức trong 3 ngày vào ngày 13 - 15 tháng Giêng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
(HBĐT) - Sáng 5/3, Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2014 và triển khai chương trình công tác năm 2015. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban VSTBPN tỉnh.
(HBĐT) - Từ Hội đồng bình chọn cơ sở, trong tháng 2/2015, Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” tỉnh đã tổ chức cuộc họp, xem xét đối chiếu thành tích theo quy định. Đồng thời, Hội đồng đã bỏ phiếu, bình xét được 1 cá nhân là ca sĩ Hồng Tam (tên khai sinh là Bùi Thị Tam, diễn viên Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh) để trình Hội đồng cấp trên xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” năm 2015.
(HBĐT) - Tối 4/3, Hội văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ XIII với chủ đề “Mùa Xuân Hòa Bình với biên cương, hải đảo”. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VH, TT&DL, Trung tâm văn hóa tỉnh, đoàn nghệ thuật các dân tộc và 6 câu lạc bộ thơ trên địa bàn tỉnh.