Trang phục dân tộc, cồng chiêng, các trò chơi dân gian của dân tộc được lưu giữ tốt thông qua việc tổ chức lễ hội Khai hạ Mường Bi hàng năm.
(HBĐT) - Mường Bi (Tân Lạc) là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời và là một phần của cái nôi nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Dường như mỗi người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất cổ Mường Bi đều được ông bà, cha mẹ truyền lại những giá trị bất di, bất dịch này, vì vậy trong tim họ luôn ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc. Góp sức gìn giữ, dựng xây giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đó là những việc mà Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể huyện Tân Lạc đã và đang thực hiện qua nhiều thế hệ, đã tạo được dấu ấn rõ nét đến hôm nay.
Mấy năm gần đây, vào cữ mồng 7 tháng giêng, đông đảo người dân từ các huyện, thành phố trong tỉnh và khu vực lại dồn bước chân về với Tân Lạc để tham dự lễ hội Khai hạ Mường Bi. Đến tháng 3 âm lịch, những người quan tâm tới văn hóa trong tỉnh lại một lần nữa trở lại với Tân Lạc để được góp mặt trong lễ hội đánh bắt cá suối độc đáo của người dân xóm Tân Vượng, xã Lỗ Sơn (lễ hội được UBND xã Lỗ Sơn phục dựng với quy mô lớn hơn kể từ năm 2011). Thực tế, 2 lễ hội này đều phản ánh nếp sinh hoạt văn hóa riêng của cộng đồng người Mường nhưng khi được huyện quan tâm phục dựng với quy mô lớn đã thu hút đông đảo cộng đồng cùng tham dự. Đó thực sự là bước thành công tốt đẹp được tạo dựng trên cơ sở thực hiện chủ trương lớn của Đảng “Giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” - NQT.ư 5 (khóa VIII).
Sau khi tiếp thu tinh thần Nghị quyết từ T.ư, từ tỉnh, BTV Huyện uỷ Tân Lạc đã triển khai tới các đồng chí Huyện uỷ viên, Trưởng, Phó các cơ quan, ban, ngành của huyện, Bí thư, Phó Bí thư các chi, Đảng bộ trực thuộc, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND các xã, thị trấn. Tiếp đó, UBND huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết. MTTQ, các ngành, đoàn thể tích cực, chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện: gắn tổ chức thực hiện NQT.ư 5 (khoá VIII) với đẩy mạnh thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC”, xây dựng môi trường văn hóa ở cơ quan, công sở. Qua 17 năm triển khai, thực hiện Nghị quyết đã tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó, động viên nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
Có sự đoàn kết nhất trí từ cấp uỷ Đảng, chính quyền tới các tầng lớp nhân dân, thời gian qua huyện Tân Lạc đã xây dựng và triển khai các Đề án: Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; Duy trì lễ hội Khai hạ Mường Bi hàng năm theo hướng quy mô và hiệu quả; Bảo vệ ngôn ngữ và trang phục Mường Tân Lạc. Thực tế, những năm gần đây, huyện Tân Lạc đã bảo tồn được ngôn ngữ, trang phục dân tộc, nét sinh hoạt văn hoá, dân ca, dân vũ (thường rang, bọ mẹng, hát ví, hát ru, nhạc cụ dân tộc) và các trò chơi dân gian (đánh cù, bắn nỏ, đánh đu, đánh vật, đánh mảng...) của dân tộc Mường. Bên cạnh đó, huyện khuyến khích việc sưu tầm, sáng tác, xuất bản sách, các tác phẩm văn học, văn hoá dân gian. Phối hợp với Viện Dân tộc học xuất bản cuốn “Người Mường ở Tân Lạc - Văn hoá truyền thống và phát triển”; phối hợp với các cơ quan báo chí xây dựng phim, phóng sự giới thiệu về truyền thống văn hoá, thiên nhiên và con người Tân Lạc; phối hợp với Sở VH -TT&DL xây dựng, phát hành cuốn “Mo Mường”; phát hành đĩa CD “Tuyển tập ca khúc về Tân Lạc”...
Xét về góc độ giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, có thể thấy rõ Tân Lạc là một trong những đơn vị đi đầu của tỉnh. Kết hợp bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống với việc đấu tranh xoá bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, hành vi thiếu văn hóa, các ấn phẩm văn hoá đồi trụy... để xây dựng môi trường sống lành mạnh, huyện Tân Lạc đã và đang từng bước quảng bá hình ảnh đẹp về văn hoá, du lịch tới bạn bè trong nước và quốc tế.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 huyện Yên Thuỷ, đến nay, toàn huyện có 4 xã có Trung tâm văn hóa thể thao và trung tâm HTCĐ xã; 114/146 xóm có Nhà văn hóa xóm; 90% cán bộ của Trung tâm VHTT và trung tâm HTCĐ xã và nhà văn hóa xóm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ.
(HBĐT) - Ngày 6/9, nằm trong chương trình khảo sát tiềm năng du lịch Việt Nam, 12 doanh nghiệp lữ hành Đức đã đến khảo sát tiềm năng du lịch Hòa Bình. Tiếp và làm việc với đoàn doanh nghiệp Đức, tại Khách sạn Hòa Bình 1, có lãnh đạo Sở VHTT&DL, Công ty CP Du lịch Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 3-4/9, UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức Hội thi “Cán bộ, công chức, viên chức với công cuộc cải cách hành chính Nhà nước (CCHCNN)” lần thứ nhất năm 2015. Tham gia hội thi có 10 đội đến từ 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Với 5 tiêu chí cụ thể và được triển khai sâu rộng tại tất cả các KDC, trong những năm qua, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện.
Những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu tối 2-9 tại Hà Nội đã đem lại cảm xúc hân hoan, hạnh phúc cho người dân về một Ngày Quốc khánh trọn vẹn, trang trọng và ý nghĩa.
Cùng với không khí cả nước mừng 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, sáng nay (1-9), Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Bác Hồ với miền nam, miền nam với Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động nhân 46 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.