(HBĐT) - Bà Bùi Thị Quyết - tên thường gọi là mế Cậy, sinh ra và lớn lên tại xã Nật Sơn, huyện Kim Bôi, một vùng sâu nghèo khó lâu đời. Dưới chế độ cai trị áp bức bóc lột của thực dân Pháp và chế độ phong kiến lang đạo hà khắc, người dân Nật Sơn khổ sở cùng cực, không có lối thoát. Riêng gia đình mế Cậy còn có hận thù sâu sắc với lang đạo Mường Rộc. Chỉ vì người anh cả của mế Cậy có học thức (thông thạo cả quốc ngữ và Hán ngữ). Bọn phong kiến lang đạo coi đó là cái gai cần phải nhổ để tránh hiểm hoạ bất ổn cho nhà lang. Do vậy, bọn chúng lệnh cho tay sai phải tìm cách trừ khử và chúng đã hành động bằng cách đầu độc chết tại mâm cỗ trong một bữa tiệc thịt thú rừng. Gia đình mế Cậy đầu đơn kiện tới quan Tuần phủ tỉnh Hoà Bình.

 

Do thiếu nhân chứng, vật chứng nên vụ kiện bị xử thua và còn bị phạt tiền rất nặng, vừa mất người lại thêm mất của,  gia đình mế Cậy tiêu điều, lụn bại, bèn quay sang theo đạo Thiên chúa giáo mong được dựa vào thế lực cha cố làm đối trọng với nhà lang. Nhưng cục diện về cơ bản vẫn không thay đổi, vì cha cố lại là người Pháp - đất nước của kẻ mệnh danh đi “bảo hộ” nhưng thực chất là đi xâm lược và là quan thầy kết nối khăng khít giữa thực dân và phong kiến.

Khi trường Hương sư được chuyển từ xã Tú Sơn về xã Nật Sơn vào đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, gia đình mế Cậy đã tìm cách cho thằng Hai (con thứ 2 của mế Cậy) đến trường học. Các thầy giáo đến dạy học trường này không ai trụ được trọn 1 năm, thậm chí mới được nửa năm đã xin chuyển đi nơi khác do bất đồng và không chịu khuất phục lang Bạch Công Tịnh. Chỉ duy nhất có 1 người thầy là ông Nguyễn Cao Trứ quê ở Gia Viễn (Ninh Bình) là trụ được lâu hơn là vì lý do chính trị...  và cũng chính vì lý do này mà mế Cậy tìm được ánh sáng, mở ra chân trời mới cho gia đình mế và những người cùng cảnh ngộ bị áp bức bóc lột, đói nghèo ở Nật Sơn. Đó là việc thầy Trứ được anh Bùi Văn Kín giác ngộ cách mạng và trở thành 1 trong 5 người của tổ chức Việt Minh đầu tiên của Nật Sơn vào giữa năm 1943  - bắt nguồn từ Vĩnh Lạc (Mỹ Đức) qua anh Bùi Văn Kín có mối quan hệ với ông Nguyễn Viết Bàng, một cơ sở tin cậy của cách mạng và trở thành hội viên tổ Việt Minh ở Vĩnh Lạc, được giao nhiệm vụ về xây dựng cơ sở Việt Minh ở Nật Sơn. Mế Cậy được giáo Trứ tuyên truyền giác ngộ cách mạng đã trở thành hội viên tổ Việt Minh vào cuối năm 1943.  

Vào khoảng tháng 1/1944, khi cơ sở Việt Minh Nật Sơn đã lên tới 23 hội viên, vinh dự được đón đồng chí Trần Đăng Ninh, UVT.ư Đảng, Thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ đến thăm phong trào cách mạng Nật Sơn và mở lớp huấn luyện cấp tốc cho cán bộ và quần chúng cách mạng, mế Cậy có mặt tham dự lớp học này. Được trực tiếp gặp cán bộ cao cấp Trung ương và được nghe giảng về cách mạng, nhất là phương pháp truyên truyền, vận động quần chúng đã nâng cao sự hiểu biết của mế, củng cố ý chí quyết tâm làm cách mạng. Trước hết, mế truyên truyền giác ngộ cách mạng trong gia đình, vì vậy chồng mế - bố Cậy hăng hái phấn chấn xin gia nhập Hội nông dân Cứu quốc. Có chuyện tế nhị và kịch tính: Khi bố Cậy gia nhập Hội nông dân Cứu quốc, bố tự đổi tên là “Bùi Gót Theo” (hàm ý là chồng theo gót vợ làm cách mạng). Kể từ đó và mãi mãi sau này, ông luôn ủng hộ và giúp đỡ vợ tạo điều kiện để vợ làm tốt công việc và có uy tín, ông lo toan mọi việc gia đình. Mế tuyên truyền được Giáo đạo Trần Hiện Sỹ và em gái họ là Bùi Thị Hiện vào Tổ Việt Minh Nật Sơn, mế tham gia hoạt động cách mạng và nuôi dạy các con trưởng thành, 3 người con của mế lớn lên đều tham gia công tác xã hội.

 

                                                                   Bùi Kim Thanh

                                                  Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy trao giải nhất cho ĐTTCKCM Công an tỉnh.
Không có hình ảnh
Đoàn Doanh nghiệp lữ hành Đức khảo sát, giao lưu văn hóa tại Khách sạn Nhà sàn 1 của Công ty CP Du lịch Hòa Bình.

Hội thi “Cán bộ, công chức, viên chức với công cuộc cải cách hành chính Nhà nước” lần thứ nhất năm 2015

(HBĐT) - Trong 2 ngày 3-4/9, UBND huyện Kỳ Sơn đã tổ chức Hội thi “Cán bộ, công chức, viên chức với công cuộc cải cách hành chính Nhà nước (CCHCNN)” lần thứ nhất năm 2015. Tham gia hội thi có 10 đội đến từ 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Lương Sơn xây dựng đời sống văn hóa từ KDC

(HBĐT) - Với 5 tiêu chí cụ thể và được triển khai sâu rộng tại tất cả các KDC, trong những năm qua, CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã góp phần củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân trên địa bàn huyện.

Rực rỡ đêm pháo hoa dịp Quốc khánh 2-9

Những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu tối 2-9 tại Hà Nội đã đem lại cảm xúc hân hoan, hạnh phúc cho người dân về một Ngày Quốc khánh trọn vẹn, trang trọng và ý nghĩa.

Triển lãm “Bác Hồ với miền nam, miền nam với Bác Hồ”

Cùng với không khí cả nước mừng 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, sáng nay (1-9), Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Bác Hồ với miền nam, miền nam với Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động nhân 46 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Nhà văn hóa - nơi gắn kết thêm tình làng, nghĩa xóm

(HBĐT) - Từ nhiều năm qua, nhà văn hóa thôn, xóm là nơi thường diễn ra các hoạt động VH-VN, TD-TT truyền thống của cộng đồng dân cư. Bởi vậy nơi đây đã trở thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng của mỗi thôn, xóm, tiểu khu góp phần bảo vệ và phát huy hiệu quả nhất các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời xây dựng những nếp sinh hoạt văn hóa văn minh trong cộng đồng dân cư.

Đội tuyển xe đạp tỉnh tặng 5 suất quà cho gia đình chính sách

(HBĐT) - Kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ngày 30/8, đội tuyển xe đạp Hòa Bình (Trường Phổ thông năng khiếu TDTT tỉnh) gồm 14 thành viên đã có hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa tại xã Lũng Vân (Tân Lạc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục