Ảnh minh họa.
Khi nghĩ về thầy của ta, nét nghĩa đầu tiên của danh từ này dành chỉ những người được đào tạo về năng lực sư phạm. Đời mỗi người, ai cũng có thầy: số lượng thầy phản ánh sự học của ta.
Thầy - cô giáo: Cách gọi chia theo giới tính giáo viên cho ta cận cảnh người thầy theo ký ức của cuộc đời. Có thể nói, không ai có thể nhớ hết khuôn mặt hoặc tên của các thầy trong suốt quãng đời đi học. Theo suốt cuộc đời, chẳng có người học trò nào gọi điện, thăm hỏi hoặc đến tặng hoa cho tất cả các thầy mà mình đã học... Song tình nghĩa trong lòng trò khi nghĩ về thầy vẫn luôn đong đầy.
Ngày Nhà giáo Việt
Sự đúng mực, làm tròn bổn phận của người hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, biết trân trọng thầy, cô là sự biểu thị của người công dân có giáo dục văn hoá, nề nếp gia phong. Những con người ấy sẽ sống có nghĩa, có tình, thủy chung và trung thành với Tổ quốc.
Người xưa kính thầy như cha nên có từ “sư phụ”. Không trò nào nhớ hết các thầy đã dạy trong nhà trường, mà các thầy cũng không tài nào nhớ hết các trò ngoài những trò giỏi và thành đạt. Thầy có trò nổi danh là niềm hãnh diện, nó làm thầy ngẫm đến câu “Con hơn cha là nhà có phúc”: Cái phúc này không khu biệt trong nhà, trong họ mà ở phạm vi rộng hơn. Sự học như những nấc thang tri thức mà mỗi người tuỳ theo sức của mình mà học. Trò giỏi hơn thầy là phúc lớn của cuộc đời nhà giáo.
Làm thầy là làm nghề dạy học, nghề thanh cao, sống thanh bạch nhưng chẳng mấy thanh nhàn. Có người ví làm thầy như bãi cát dài đỡ mình cho những con sóng: con sóng sau đưa đi con sóng trước, xoá sạch dấu vết cưu mang. Làm thầy là làm người lữ hành, người đưa đò, một hình ảnh đương đầu vất vả:
“Khách sang sông, ông lái về bến cũ
Một đời bạn hữu với trăng nước mênh mông”.
Một môn học ta có một thầy, một đời học ta có rất nhiều thầy: Những người đã nhẫn nại “chèo, đưa đò” để chở các trò tới những bờ bến của kiến thức, chở tới tương lai... Chở xong, thầy lại trở về trong niềm vui lặng lẽ để rồi lại bắt đầu những chuyến đò khác mà khách là các trò mới.
Vâng, các thầy của ta có người đã mất, có người còn sống nhưng tóc đã bạc, có người còn dạy học nhưng cũng có người đã nghỉ hưu. Nhớ đến các thầy là nhớ đến sự lao động tâm huyết, trí tuệ và kiến thức mà thầy đã truyền thụ cho ta. Thầy của chúng ta không chỉ riêng các thầy trong nhà trường mà rộng ra còn có các thầy trong trường đời. Mỗi lĩnh vực đều có những người có trình độ bậc thầy. Khái niệm “thầy” được mở rộng theo khát vọng tri thức, cầu tiến, hiếu học. Bác Hồ của chúng ta, từ buổi đầu lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhận thức sâu sắc chiến lược xây dựng nước nhà mở đầu bằng diệt giặc dốt... để rồi như người đã dạy “Vì lợi ích trăm năm trồng người” mà sự nghiệp lớn lao đầy trọng trách đặt lên vai nhà giáo để đào tạo ra những thế hệ học trò tốt, người công dân tốt. Không những chỉ có lòng tốt mà phải khao khát vươn lên, cống hiến, hun đúc những ước mơ thành những tinh hoa, tuấn kiệt cho đất nước. Nhớ lời Bác Hồ dạy “Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây đúng cách sẽ lên cây tốt, sau này các cháu thành người tốt”. Vì vậy, có lẽ vinh dự của nghề dạy học (vinh dự của những người hàng ngày còn đứng trên bục giảng hay đã về nghỉ hưu) đều mong muốn học sinh của mình sẽ trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Dù công danh vinh hoa đến mấy, dù công việc hay chức vụ cao hơn nghĩa hiểu lẽ đời, đạo nghĩa thì vẫn luôn nhận mình là học trò của thầy cũ. Hãy để thầy “khoe” thành quả của đời mình, là nhắc tên các học trò ưu tú, niềm vui ấy là sự đền đáp công ơn các thầy. Người học trò của các thầy không những tiếp thu kiến thức qua lời dạy trên lớp mà còn có ảnh hưởng của thầy, cả về ngôn ngữ, cử chỉ và cách sống. Vì vậy, người thầy cần luôn rèn luyện phẩm chất, lối sống đầy nhân cách.
Ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam: Một đời làm người lái đò cần mẫn, luôn nghĩ đến các trò - Những người học trò hôm nay dù ở lứa tuổi nào, cương vị nào thì trong hành trang vào đời vẫn luôn lung linh trong tim hình ảnh người thầy với lòng biết ơn chân thành nhất như câu thơ:
“Trang trời xanh thẳm hôm nay
Phấn xưa đã kết thành mây trắng đầu
Sông đời bất chợt nông sâu
Nhờ thầy, em bắc chiếc cầu chữ tâm”.
Văn Song (T.T.V)
(HBĐT) - Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan tại xóm Mỗ I, xã Bình Thanh (Cao Phong) được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993.
(HBĐT) - Ngày 8/11, xóm Nghẹ, xã Vạn Mai, huyện Mai Châu đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2015 và kỷ niệm 85 ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2015). Dự ngày hội có đồng chí Hà Tất Đạt, UVTV, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; lãnh đạo MTTQ tỉnh, Sở VH-TT&DL, huyện Mai Châu; các ban, ngành huyện, xã Vạn Mai và nhân dân xóm Nghẹ.
(HBĐT) - “Đến Đồ Sơn mà không ra đảo Hòn Dấu là coi như các bạn chưa đến nơi này. ở đó còn có điểm được xem như mắt ngọc của Tổ quốc nữa đấy”. Lời giới thiệu đầy thuyết phục của những người bạn Hải Phòng khiến chúng tôi không thể không dành một khoảng thời gian dù là ít ỏi để được khám phá vẻ đẹp Hòn Dấu.
(HBĐT) - Sau 10 năm (2005 - 2015) thực hiện Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nghị quyết số 09/NQ-HU của Huyện ủy Lạc Sơn về thực hiện nếp sống văn minh (NSVM) trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã từng bước đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; bảo tồn, giữ gìn và phát huy tốt các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc góp phần hoàn thành tiêu chí văn hóa về xây dựng NTM ở vùng đất Mường Vang.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm tiểu khu Thạch Lý, thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) vào những ngày tiểu khu đang tổ chức bình xét gia đình văn hóa. Đồng chí Nguyễn Quang Hà, Trưởng tiểu khu chia sẻ: Tiểu khu Thạch Lý là địa bàn rộng với 249 hộ, 1.140 nhân khẩu. Thực hiện kế hoạch của UBND thị trấn, tiểu khu chia thành 6 tổ để bình xét danh hiện gia đình văn hóa. Việc bình xét có sự tham gia đại diện Đảng ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân trên địa bàn. Các tổ căn cứ vào 3 tiêu chuẩn cấp trên đã đề ra để bình xét.
(HBĐT) - Ngày 6/11, khu dân cư (KDC) thôn Đồng Sương, xã Thành Lập, Lương Sơn đã tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và ôn lại truyền thống 85 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2015). Các đồng chí: Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Nguyễn Văn Toàn, UVTV, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hoàng Thanh Mịch, UVTV, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể huyện Lương Sơn đã dự và chúc mừng ngày hội.