Màn trình tấu cồng chiêng của nhân dân xã Tân Phong (Cao Phong) trong ngày khai hội chùa Quoèn Ang năm 2015.

Màn trình tấu cồng chiêng của nhân dân xã Tân Phong (Cao Phong) trong ngày khai hội chùa Quoèn Ang năm 2015.

(HBĐT) - Không quàn xác người qua đời và tổ chức tang lễ quá 48 tiếng; các hủ tục lạc hậu gây lãng phí, tốn kém trong việc cưới dần loại bỏ; nhiều hoạt động văn hoá - văn nghệ mang đậm bản sắc dân tộc trong các lễ hội được giữ gìn và phát huy... Đó là những điểm nhấn trong thực hiện nếp sống văn hoá mới ở Mường Thàng - Cao Phong những năm qua.

 

Ông Bùi Văn Liện, 60 tuổi ở xã Đông Phong cho biết: Trước đây, việc tổ chức việc cưới trong nhân dân còn nhiều thủ tục lạc hậu, rườm rà mang nặng tính phô trương, hình thức, nặng thách cưới... như tục tảo hôn; việc con gái đi lấy chồng phải mang nhiều chăn, gối làm lễ vật biếu những người thân trong gia đình chồng. Hiện nay, các đám cưới được tổ chức đơn giản, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tế và truyền thống văn hoá của địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Các thủ tục dạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu... được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, không phô trương, hình thức. Các lễ vật trong đám cưới được người ta mang đến gọn gàng, nhẹ nhàng, tiết kiệm hơn. Cùng với đó, tục tảo hôn cũng đã được hạn chế, việc đăng ký kết hôn được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật. Các phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy. Việc tổ chức đám cưới đã được thực hiện phù hợp theo quy ước, hương ước của xã, xóm.

 

Cùng với việc bài trừ, xoá bỏ các hủ tục trong việc cưới, những năm qua, huyện Cao Phong đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh (NSVM) trong việc tang. Nhờ vậy đã tạo sự chuyển biến rõ nét về xây dựng nếp sống văn hoá trong việc tang trên địa bàn huyện. Đồng chí Bùi Thanh Bịnh, cán bộ văn hoá xã Dũng Phong chia sẻ: Hiện nay, việc tổ chức tang lễ trong nhân dân ở xã Dũng Phong đều được thực hiện theo nếp sống mới. Tang lễ được tổ chức trang trọng, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc. Thời gian tổ chức lễ tang được thực hiện đúng quy định, không kéo dài trong nhiều ngày. Các hủ tục lạc hậu trong tang lễ đã cơ bản loại bỏ. Người dân không mời thầy cúng về yểm bùa, trừ tà và thực hiện nhiều thủ tục rườm rà, lạc hậu. Khi các gia đình có đám tang, các ban, ngành, đoàn thể, KDC và bà con hàng xóm cùng giúp đỡ gia đình tang chủ tổ chức lễ tang một cách chu đáo. Đặc biệt, việc rắc tiền thật trong khi đưa tang đã được xoá bỏ; việc rắc tiền vàng mã từng bước được hạn chế. Thời gian quàn thi hài và tang lễ không quá 48 giờ. Người mất được chôn cất chu đáo, đúng nơi quy định. Cùng với đó, việc thực hiện NSVM trong lễ hội cũng được cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Cao Phong đặc biệt chú trọng. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Cao Phong hiện có nhiều lễ hội gắn với phong tục, tập quán, tâm linh, tín ngưỡng của địa phương được phục dựng, gìn giữ và duy trì. Trong đó, nổi bật là 6 lễ hội được tổ chức hàng năm như lễ hội chùa Khánh (Yên Thượng), chùa Quoèn Ang (Tân Phong), Khai hạ (Xuân Phong), Khai mùa (Dũng Phong) và lễ hội đền thác Bờ (Thung Nai). Hàng năm cấp uỷ, chính quyền các cấp ở Cao Phong đã chú trọng làm tốt quản lý theo quy định góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hoá, tín ngưỡng lành mạnh của nhân dân...

 

Theo đánh giá của UBND huyện Cao Phong, để có được những kết quả nêu trên là do huyện đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền tổ chức triển khai thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội ngay từ cơ sở. Trong đó, lấy việc gắn kết chặt chẽ việc thực hiện NSVM với các phong trào thi đua ở các nơi. Đồng thời, tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm khơi dậy, phát huy tính tự quản của nhân dân thông qua việc xây dựng và đưa việc thực hiện NSVM trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào các hương ước, quy ước ở KDC. Từ đó làm cho người dân hiểu rõ, hiểu đúng, nâng cao ý thức trách nhiệm của từng người dân và cộng đồng dân cư trong bài trừ, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, xây dựng NSVM, giữ gìn những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá tốt đẹp, lành mạnh của dân tộc ở địa phương.

 

                                                                                     

                                                                         Mạnh Hùng 

 

 

 

Các tin khác

Cán bộ Sở VH-TT&DL kiểm kê bộ khót của các ông Mo 
huyện Kim Bôi.
Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.
Lãnh đạo Sở VH-TT&DL nộp hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường và Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình cho Cục Di sản Văn Hóa (Bộ VH-TT&DL).
Đồng chí Nguyễn Văn Chương, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp.

Gò Dọi - 10 năm giữ vững làng văn hóa

(HBĐT) - Năm 2005, xóm Gò Dọi, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) được công nhận đạt làng văn hóa của tỉnh. Để 10 năm liên tục giữ vững danh hiệu làng văn hóa, trong những năm qua, chi bộ Đảng, chính quyền và nhân dân xóm Gò Dọi đã tích cực thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Đời sống kinh tế của xóm ổn định và từng bước phát triển.

Gỡ “nút thắt” phát triển du lịch huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho huyện địa hình có nhiều đồi núi, sông suối, thác nước với hệ thống các hang động huyền ảo, nhiều thác nước, những cánh rừng nguyên sinh, thung lũng thơ mộng, thắng cảnh nên thơ, khí hậu trong lành mát mẻ. Đặc biệt, huyện sở hữu nguồn nước khoáng quý giá.

Trợ cấp hàng tháng cho nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú

(HBĐT) - Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2015/NĐ-CP về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân (NNND), nghệ nhân ưu tú (NNƯT) có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, mức trợ cấp hàng tháng cho NNND, NNƯT được quy định như sau:

Liên hoan “Hát dân ca và ca khúc thiếu nhi” thành phố Hòa Bình năm 2015

(HBĐT) - Ngày 14/11, Nhà thiếu nhi tỉnh phố hợp với phòng GD&ĐT thành phố đã tổ chức liên hoan “Hát dân ca và ca khúc thiếu nhi” thành phố Hòa Bình năm 2015. Tham dự có 35 trường tiểu học, THCS, DT bán trú trên địa bàn thành phố với 80 tiết mục ở 2 thể loại dân ca và ca khúc.

Ngày hội Đại đoàn kết KDC xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc) và tổ 15, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình)

(HBĐT) - Ngày 15/11, KDC xóm Bin xã Tử Nê (Tân Lạc) đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2015). Đồng chí Hoàng Văn Tứ, TVTU, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo UBMTTQ, LĐLĐ tỉnh, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các ban, ngành, đoàn thể huyện Tân Lạc đã đến dự và chúc mừng ngày hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục