Trường THCS xã Định Cư (Lạc Sơn) thực hiện mô hình điểm “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trang phục dân tộc Mường” với việc học sinh nữ dân tộc Mường mặc trang phục dân tộc vào sáng thứ hai hàng tuần, đến nay đã lan tỏa ra 57/59 trường trong toàn huyện.
(HBĐT) - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết T.ư 5 (khóa VIII), sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam ở huyện Lạc Sơn đã có chuyển biến tích cực. Nhận thức về văn hóa của các cấp, các ngành và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân các dân tộc trong huyện ngày càng phong phú. Nhiều giá trị văn hoá của dân tộc Mường được phát huy, chuẩn mực văn hóa, đạo đức được hình thành. Văn hóa gia đình, dòng họ, cộng đồng đã được phát huy; nhiều phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Mường được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt tâm linh của người dân được quan tâm...
Tuy nhiên, kết quả trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn huyện chưa tương xứng, chưa có tác động mạnh mẽ trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Phát huy những kết quả đạt được, Huyện uỷ Lạc Sơn đã xây dựng Kế hoạch số 73, ngày 21/10/2014 về việc thực hiện Nghị quyết số 33, Hội nghị lần thứ chín BCH T.ư Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Huyện uỷ đã đưa ra 6 giải pháp thực hiện đến năm 2020.
Sau 1 năm thực hiện Kế hoạch của Huyện uỷ, nhiều giải pháp đã được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở triển khai, thực hiện. Trong đó, huyện đặc biệt quan tâm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, giáo dục ý thức tự lực, tự cường, tự hào dân tộc tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hiểu biết sâu sắc các giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc, truyền thống cách mạng, Lịch sử Đảng bộ huyện Lạc Sơn giai đoạn (1929 - 2000) cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương trong các nhà trường, cơ quan, công sở. Khuyến khích người dân tộc mặc trang phục dân tộc nhằm phát huy bản sắc văn hoá trang phục dân tộc, khắc phục tình trạng là phụ nữ người dân tộc Mường nhưng không biết mặc trang phục dân tộc Mường. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ đã làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các giải pháp của Huyện uỷ. Đầu năm 2015 Ban Tuyên giáo Huyện uỷ phối hợp với Phòng GD&ĐT triển khai làm điểm ở một số trường THCS trên địa bàn các xã có điều kiện thuận lợi hơn, tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh may trang phục dân tộc Mường cho học sinh là nữ người dân tộc Mường và hướng dẫn con em biết cách mặc trang phục dân tộc để đến trường vào thứ 2 hàng tuần và các ngày lễ, ngày kỷ niệm.
Sau một thời gian thực hiện mô hình này đã nhận được sự đồng thuận ủng hộ của các bậc phụ huynh và nhân dân trong toàn huyện. Để nhân rộng mô hình, triển khai rộng rãi trên địa bàn huyện, Ban Tuyên giáo Huyện ủy tiếp tục tham mưu với BTV Huyện ủy ra Thông báo kết luận số 01, ngày 9/9/2015 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW. Ngày 5/10/2015, Phòng GD&ĐT huyện đã có Công văn số 388, chỉ đạo đồng loạt các trường tiểu học và THCS triển khai việc tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh may trang phục dân tộc Mường cho học sinh là nữ người dân tộc Mường.
Sau gần 2 tháng triển khai nhân rộng, đến nay mô hình “Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá trang phục dân tộc Mường” ở huyện Lạc Sơn đã lan toả đến các trường học trong toàn huyện, kết quả, 57/59 trường tiểu học và THCS triển khai thực hiện; có 6.859/8.365 học sinh nữ (đạt 82%) mặc trang phục đến trường vào ngày thứ hai hàng tuần. Trong đó có cả học sinh ở bậc tiểu học, tuy việc mặc trang phục dân tộc Mường có phần khó hơn nhưng với sự chỉ bảo của cô giáo, hướng dẫn của các bà, các mẹ, không những các em biết tự mặc được trang phục mà còn ý thức được đây là nét đẹp văn hoá của dân tộc mình để lưu giữ qua nhiều thế hệ.
Cùng với mô hình của Phòng GD&ĐT, trang phục truyền thống của phụ nữ người dân tộc Mường huyện Lạc Sơn đã được phát huy trong các ngày lễ, hội, các cuộc họp, buổi tiếp khách quan trọng... Đây mới chỉ là kết quả ban đầu, song đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận, ủng hộ của nhân dân trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại tạo nên môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần thực hiện Nghị quyết số 33, Hội nghị lần thứ chín BCH T.ư Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước” ở huyện Lạc Sơn.
Trần Thị Nhạn
(Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lạc Sơn)
(HBĐT) - Tối 17/11, xóm 12, xã Sủ Ngòi (thành phố Hòa Bình) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2015).
(HBĐT) - Chiều 17/11, Sở VH-TT&DL đã nộp hồ sơ 2 Di sản phi vật thể Mo Mường và Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình tại Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL). Tham dự có đồng chí Nông Quốc Thành, Phó cục trưởng Cục Di sản Văn hóa(Bộ VH, TT&DL), lãnh đạo Sở VH-TT&DL và các phòng liên quan.
(HBĐT) - Sáng 17/11, BCĐ lập hồ sơ Di sản văn hóa Mo Mường tổ chức họp đánh giá việc thực hiện cam kết sau khi Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cấp bằng bảo trợ cho di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - Năm 2005, xóm Gò Dọi, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) được công nhận đạt làng văn hóa của tỉnh. Để 10 năm liên tục giữ vững danh hiệu làng văn hóa, trong những năm qua, chi bộ Đảng, chính quyền và nhân dân xóm Gò Dọi đã tích cực thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Đời sống kinh tế của xóm ổn định và từng bước phát triển.
(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho huyện địa hình có nhiều đồi núi, sông suối, thác nước với hệ thống các hang động huyền ảo, nhiều thác nước, những cánh rừng nguyên sinh, thung lũng thơ mộng, thắng cảnh nên thơ, khí hậu trong lành mát mẻ. Đặc biệt, huyện sở hữu nguồn nước khoáng quý giá.
(HBĐT) - Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2015/NĐ-CP về việc hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân (NNND), nghệ nhân ưu tú (NNƯT) có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, mức trợ cấp hàng tháng cho NNND, NNƯT được quy định như sau: