Người dân xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) thường xuyên quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Người dân xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) thường xuyên quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

(HBĐT) - Thời gian qua, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện Tân Lạc được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đã trở thành phong trào lớn trong nhân dân, tạo chuyển biến rõ trong nhận thức, sinh hoạt cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở khu dân cư.

 

Đồng chí Bùi Thị Tự, Trưởng phòng VH -TT huyện Tân Lạc cho biết: Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã tạo được nhiều chuyển biến tích cực, song ở nhiều nơi, hủ tục vẫn tồn tại, thậm chí biến tướng gây khó khăn cho công tác quản lý. Để tạo sự chuyển biến trong thực hiện các cấp ủy Đảng, chính quyền trong huyện đã coi đây là nhiệm vụ chính trị, chỉ đạo đồng bộ, thường xuyên, phân công lãnh đạo theo dõi, phụ trách từng địa bàn. Qua đó, nhận thức của các ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã được nâng lên. Nhân dân thấy rõ tác dụng của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “TDĐKXDĐSVH” đem lại. Từ đó, BCĐ chủ động lồng ghép các nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội vào các nội dung hoạt động của phong trào “TDĐKXDĐSVH”, góp phần thúc đẩy phong trào ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả.

 

Đến nay đã có 100% xóm, tiểu khu trong huyện có quy ước, hương ước làng văn hóa, có nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, phong trào đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các đám cưới về cơ bản hạn chế số lượng khách mời, giảm bớt cỗ bàn và không dùng thuốc lá mời khách. Có số ít đám cưới tổ chức tiệc ngọt và các thủ tục có tính phong tục, tập quán như dạm ngõ, lễ hỏi, xin dâu đơn giản, trang trọng, không tổ chức ăn uống linh đình, tránh phô trương, lãng phí. Trung bình mỗi năm, trên địa bàn huyện có trên 800 đôi đăng ký kết hôn, các đôi đều thực hiện tốt các thủ tục kết hôn theo quy định. Đặc biệt, hầu hết các đám cưới đã lược bỏ các hủ tục rườm rà như thách cưới, dạm ngõ, cơi trầu lớn như trước đây. Đối với đoàn viên, thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, chiến sĩ không tổ chức, không dự đám cưới trong giờ làm việc; không sử dụng tiền ngân sách của cơ quan, đơn vị để làm quà mừng cưới.

 

Đối với việc tang, nhân dân thực hiện nghiêm các quy ước, hương ước của thôn, xóm, khu dân cư và của chính quyền cơ sở, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về khai tử. Việc tổ chức đám tang đều thực hiện đúng những quy định về giữ gìn vệ sinh trong chôn cất theo Thông tư 02 ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng. Trong lễ tang, các địa phương đã thành lập Ban tang lễ có đại diện chính quyền khu, xóm và các đoàn thể đứng ra tổ chức. Các đám tang là các đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí có nhiều cống hiến với địa phương, thân nhân gia đình liệt sỹ... có vòng hoa đại diện của chính quyền địa phương tới phúng viếng, tổ chức trang nghiêm. Các hủ tục luồn tang, lăn đường, giỗ 1 tuần... được xóa bỏ, không tổ chức ăn uống linh đình gây tốn kém cho tang chủ. Theo số liệu thống kê của phòng Tư pháp, 10 năm qua toàn huyện có khoảng 5.000 đám tang, trong đó có trên 4.000 đám không tổ chức mời ăn.

 

Sau 10 năm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, các hoạt động này ở huyện Tân Lạc được tổ chức vừa đảm bảo thuần phong mỹ tục vừa đúng với đời sống văn hoá mới đã góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, gia đình ấm no, hạnh phúc.

 

                                                                     

                                                                    Hồng Ngọc

 

 

 

Các tin khác


Xã Quang Tiến sôi nổi xây dựng đời sống văn hóa

Cuối năm 2023, tuyến đường nối giữa 2 cụm dân cư thuộc xóm Đoàn Kết 1, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) được mở mới và cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, giao thương của nhân dân.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024

Chiều 16/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024. Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức nhằm Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục