Quả còn và hội bắt còn (cót còn)  

Qủa còn, có nghĩa là quả hãy còn; quả tung lên, tung lại, người Mường gọi là Cót Còn. ông mo Mường không quên đưa hồn ngắm cảnh tung còn ở cây đa chơi hội, cây đa Cửa Đống, khi đưa hồn lên Mường trời, còn khi ở thế giới dương gian thì “Hình thức chơi còn gọi là bắt còn. Quả còn, còn ở với anh, còn ở với em, ở với ngày hội, không bắt được thì mất, bắt được thì còn... Quả còn làm vật môi giới, truyền cảm đó dạt dào như sóng nước, mây trời, lúc xa, lúc gần, khi đậm, khi nhạt, lúc rõ, lúc mờ, nó vẫn lưu luyến, quấn quýt bên nhau (Ghi trong cuốn: Đẻ đất - đẻ nước và phong tục, đạo lý nhân văn Mường, Bùi Thiện sưu tầm, biên dịch, giới thiệu , Bùi Ngọc Lâm, Đỗ Văn Hạnh, Hà Lý tuyển chọn và chỉnh lý).  

Người Mông gọi là quả Pao Chua (Paozqux), quả Pao Chua không có dây, không có lá, cũng không có cánh, có tua màu xanh, đỏ, tím, vàng như quả Còn của người Thái. Người Thái gọi quả Còn là (Mác Con). Hình dánh màu sắc quả Cót Còn của người Mường có từ xa xưa: Trái còn xuống thâm thâm/ Trái còn đen rơi mặt rặng/ Quả còn đỏ ném sang/ Quả còn vàng ném lại/ Ai khéo đúc cót còn/ Ai tạo nên Mác Con Pao Chua. 

Nhiều dân tộc ở vùng văn hóa Tây Bắc cũng sử dụng quả còn làm vật môi giới, giao lưu giữa những người con trai với những người con gái trong những lúc vui chơi ném còn và hội tung còn. Quả Cót Còn của người Mường, quả Mắc Con của người Thái, quả Pao Chua của người Mông thời xa xưa ấy chưa có tua, chưa có cánh lấp lánh ánh vàng, đỏ, xanh, trắng như thời nay. Quả Còn là vật linh, hư hư, thực thực, xuất phát từ con tim và đôi bàn tay của những người con trai, con gái; những đôi bạn tình vút lên không trung lấp lánh trời mây rồi rơi trở lại đậu vào lòng ấm áp tình người rạo rực con tim. 

Vậy cội nguồn của quả còn, vật giao lưu trong những lúc vui chơi, vũ hội ném còn, tung còn là gì? Từ đâu ra mà có. Để thời đương đại kế thừa - phát triển thành “Hội thi tung Pao Chua của người Mông. Những tác phẩm múa Cánh còn tình (Sài con hặc péng) do người Thái ở nhiều vùng Tây Bắc sáng tác từ giữa thế kỷ 20 đến nay để mua vui, chắp cánh cho bản Mường vươn lên những tầng cao mới. Còn với người Mường: “Hàng năm, đến mùa, nhớ đến hội chùa, những mâm cơm, thịt lợn, đùi gà, chén rượu, hội vui cắm cờ đỏ, cờ vàng rực rỡ. 

Những tác giả sưu tầm, biên dịch, giới thiệu và tuyển chọn, chỉnh lý ghi ở phần trên đã đưa ra luận cứ khá rõ ràng:  Trái Còn có nguồn gốc từ một loại cây rừng. Trái cây đó có hình bầu dục, quả của một loại dây leo. Từ luận cứ đó, ta thấy nguồn cội của quả Còn Cót của người Mường, quả Pao Chua của người Mông, quả Mắc Con của người Thái được bắt nguồn, hình thành từ thời văn hóa thung lũng. Con người rời khỏi hang động, tỏa xuống các thung lũng nhỏ hẹp, tiếp tục cần mẫn săn bắt thú rừng, hái lượm củ quả, hoa lá kiếm ăn sinh sống.  

ở thời hang động, thung lũng hoang dã, cỏ cây rậm rạp có rất nhiều muông thú. Công việc hái lượm củ quả hoa lá, săn bắt muông thú là công việc khó khăn, hiểm nguy diễn ra thường xuyên hàng ngày. Mỗi khi săn bắt được những con thú lớn như lợn rừng, hươu, nai là bầy người lại vây quan đống lửa đang thui, đang nướng những con thú săn bắt được. Trong lòng phấn chấn trào lên những cảm xúc đã cùng nhau reo hò hoặc hú lên náo động cả thung lũng, núi rừng. Bầy người vui sướng nắm tay nhau, giậm chân, quay nhảy chung quanh đống lửa. Những hàng, những lối, những nhóm người chạy đi chạy lại đan xen và với những trái Còn bằng quả cây, được tung đi ném lại, hư hư, thực thực, lưu luyến, xoắn xít, lẩn khuất nửa bay, nửa đậu; gắn kết giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Những tâm trạng, cử chỉ, động tác khoa chân, múa tay reo hò và hành động chạy nhảy, ngồi xuống, nằm xuống, lăn lê bổ nhào, nhảy múa chung quanh đống lửa tự nhiên, dân dã như vậy đã là nguồn cảm hứng sống động; là nguồn cội cho muôn đời sau khám phá, kế thừa  phát triển văn hóa lễ hội tung Còn, ném Còn. Nghệ thuật múa Cánh còn tình (Sài con hặc péng) của dân tộc. 

Múa cánh còn tình (sài con hặc péng)  

Từ cuối thời kỳ văn hóa thung lũng nhỏ hẹp, chuyển tiếp đến thời kỳ văn hóa làng bản. Chất liệu tạo nên quả Còn và tục ném Còn, hội tung Còn đã có sự biến đổi mới mẻ về hình dáng, sắc thái quả Còn và hội tung Còn.  

Từ quả Còn bằng những quả dây leo ở trong rừng, chưa có tua, chưa có cánh, chưa tỏa ánh đỏ, ánh vàng lấp lánh như sao trời. Mà chỉ: Chùi chụi, thâm thâm/ Rơi rơi rụng rụng, đen đen mặt rặng; đến những: Trái còn bạc, dây là bông/ Ra cánh đồng bụi cỏ may chơi nhởi/ Quả còn đỏ ném sang, còn vàng ném lại.  

Quả Còn là quả dây leo ở trong rừng có hình bầu dục đã được biến đổi thành quả Còn hình vuông được may thêu từ chất liệu bông vải. Quả Còn có tua bằng những dải vải mỏng, dài khoảng 7-8 cm, rộng 2 cm, màu trắng, xanh, đỏ, vàng. ở giữa và bốn góc phía dưới, phía trên, chính giữa đính một dây vải màu trắng dài khoảng 60 cm. ở trên dây cũng đính những mảnh vải hình chiếc lá màu vàng, đỏ, trắng, xanh. Để khi xách hoặc khi tung Còn tỏa về phía sau những tua lấp lánh như sao sa. 

Riêng người Mông, đến thời đương đại, tuy cũng đã sử dụng Pao Chua có tua, có cánh nhưng không phổ biến bằng việc vẫn sử dụng quả Pao Chua không có tua, không có cánh, không có lá như trái Cót Còn của người Mường, Mắc Con của người Thái.  

Tung Còn và bắt Còn cũng được chơi theo hai hình thức: Một là tung Còn qua vòng tròn có đường kính từ 80 cm  1m, được đặt trên ngọn một cây tre (không có lá, có cành), cao khoảng 10 - 15 m. Vòng tròn tượng trưng cho mặt trăng đêm rằm và mặt trời ban mai.  

Người chơi tung Còn trong ngày hội phải đứng cách xa cột cây đội: Mặt trăng, mặt trời, đầu gối chùng xuống, chân sau thẳng, bàn chân sau cách bàn chân trước khoảng 40 cm. Người hơi lao về phía trước, mắt tập trung nhìn về phía vòng tròn trên ngọn cây. Một tay chỉ thẳng về phía mặt trăng, mặt trời. Tay cầm dây Còn, vung quả Còn hai vòng phía trước, tiếp là từ hai đến ba vòng rộng về phía bên thân người rồi rướn người tung quả Còn lên trời cao.  

Tín hiệu cơ bắp và tín hiệu tâm lý được thể hiện trong tư thế, động tác tung Còn lên không trung. Tương đồng với hình tượng, động tác múa Cánh còn tình. Giàu tính nghệ thuật, ngời ngời tâm linh, đậm đà bản sắc dân tộc.  

Những ngày nghỉ và những ngày lễ, ngày lễ hội, đặc biệt là những ngày hội chơi xuân. Trai gái thường  sắm cho Còn đỏ đơm tua bạc/ Chạc Còn vàng tua bông/ Không vào ném để làm chi/ Trai Mường một mái gái Mường một bên. Họ quay mặt vào nhau và đứng cách xa nhau từ 15 - 20m. Cháu lấy Còn ra ném/ Vun vút bay lên/ Còn làm duyên làm đỏm/ Lấy tiếng với đời/ Như muôn quân reo rồ rộ. (Mo lên trời  Đinh ân sưu tầm, biên dịch, giới thiệu).  

Phong tục, luật lệ tung còn, ném Còn trao tình, trao duyên từ thời kỳ văn hóa bản Mường vừa dung dị, gần gũi, vừa lãng mạn. Nhiều khi dân dã vượt ra ngoài mỹ tục, phép tắc giao tiếp xã hội.

Sau buổi tung Còn, trao Còn qua nhau cho nhau. Từng đôi, từng đôi một trai một gái họ trao trả cho nhau những vật quý, vật thiêng qua ánh mắt nụ cười rồi ướm hỏi, hẹn hò, trao tình, trao duyên.  

Qua tục chơi Còn, lễ hội tung Còn mà nhiều đôi tai gái đã nên vợ, nên chồng, sinh con, sinh cháu.  

Bắt được quả thứ nhất/ Tốt lộc bốn mươi đời cháu đời cha/ Bắt được quả thứ hai, thứ ba/ Để lộc cho con dâu, con rể/ Để cho các đời sau đều thiêng lành mạnh khỏe.  

Từ giữa thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21, nhiều đội nghệ thuật không chuyên của người Thái, người Mường, người Mông ở vùng Tây Bắc; các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình đã kế thừa những động tác ném Còn, tung Còn mang tính nghệ thuật múa của hàng nghìn năm trước. Phát triển nên nhiều động tác múa mới. Biểu diễn ở nhiều sân khấu và các hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và hội diễn văn hóa quần chúng. Với cái tên sâu sắc tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc: Múa cánh còn tình (Sài con hặc péng).

 

                                                           NSưT Bùi Chí Thanh

 

Các tin khác


Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp: Điểm sáng phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Công đoàn Trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình) là một trong những công đoàn cơ sở tiêu biểu trong phong trào văn hóa, văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) tại cơ sở. Với việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động đã thu hút đông đảo cán bộ, giáo viên (CBGV), người lao động và học sinh tích cực tham gia.

Phố Hữu Nghị: Điển hình xây dựng nếp sống văn hóa, khu dân cư văn hoá

So với các khu dân cư (KDC) trên địa bàn thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), phố Hữu Nghị có thành tích nổi trội hơn trong thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá (TDĐKXDĐSVH). Quá trình phấn đấu, phố có nhiều năm liên tục đạt danh hiệu KDC văn hoá, tỷ lệ gia đình văn hoá hàng năm đạt 99% trở lên, năm 2023 đạt 99,4%.

Thắp sáng phong trào văn hoá văn nghệ ở trung tâm thành phố Hoà Bình

Xem một chương trình văn nghệ cấp phường được Ủy ban MTTQ và các đoàn thể phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình tổ chức trên tuyến phố đi bộ - đường đê Đà Giang nhiều người ngỡ đó là sự kiện văn hóa cấp thành phố. Bởi chương trình biểu diễn được chuẩn bị công phu, đảm bảo yếu tố nghệ thuật, thời lượng… và thu hút đông đảo người xem, cổ vũ.

Đặc sắc Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh

Vừa qua, Liên hoan Nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024 được tổ chức thành công. Các đoàn nghệ thuật quần chúng đã thể hiện những chương trình nghệ thuật đặc sắc, để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của công chúng.

Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2

Tối 20/5, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng phối hợp Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Công An, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tỉnh Gia Lai tổ chức Khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên lần thứ 10 năm 2024-khu vực 2.

Tôn vinh nhiều tác phẩm âm nhạc ''Bài ca Điện Biên''

Tối 19/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ tổng kết, trao giải thưởng tháng âm nhạc "Bài ca Điện Biên”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục