Phong trào thể dục, thể thao trong xã thu hút mọi lứa tuổi tham gia, rèn luyện sức khoẻ. Trong ảnh: Người dân thôn Hợp Thung, xã Long Sơn (Lương Sơn) sôi nổi tham gia đánh bóng chuyền.
(HBĐT) - Là xã phía Nam của huyện Lương Sơn, thuộc diện xã 135 của huyện, xã Long Sơn có 1112 hộ với 4537 nhân khẩu. Xã có hai dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 15%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” được nhân dân hưởng ứng tích cực. Các xóm đều xây dựng được hương ước, quy ước thôn, xóm, hạn chế những thủ tục lạc hậu nâng cao đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Đồng chí Nguyễn Văn Đoàn, cán bộ Ban Văn hóa xã Long Sơn cho biết: “Thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, bà con đều hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt, phong trào thể dục, thể thao, văn hóa – văn nghệ của các thôn phát triển mạnh mẽ, diễn ra sôi nổi. Câu lạc bộ bóng chuyền của các thôn là lực lượng nòng cốt của huyện tham gia giải thi đấu bóng chuyền”. Phong trào văn hóa - văn nghệ được người dân tham gia nhiệt tình, hình thành các đội, các câu lạc bộ của mỗi thôn, xóm. Toàn xã có 4 thôn, mỗi thôn đều có một đội văn nghệ, tham gia biểu diễn vào các ngày kỷ niệm lớn và chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện. Bên cạnh đó, các đội văn nghệ của xóm kết hợp với Trung tâm Văn hóa huyện tham gia tuyên truyền về xây dựng NTM.
Phong trào thể dục thể thao thu hút mọi lứa tuổi với các môn thể thao bóng chuyền, cầu lông, bắn nỏ... Đặc biệt, trong những năm qua, các CLB bóng chuyền của xã tham gia thi đấu do các ban, ngành của huyện tổ chức và giành được nhiều giải cao: Trong 2 năm 2011, 2012 CLB của xã đều giành giải nhất thi đấu bóng chuyền do Hội Nông Dân huyện tổ chức. Gần đấy nhất là năm 2015 CLB của xã cũng giành được cup của giải thi đấu bóng chuyền “vì an ninh tổ quốc” do Công an huyện tổ chức.
Không chỉ hoạt động sôi nổi trong các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao, người dân xã Long Sơn là tấm gương điển hình về thực hiện xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa. Đống chí Nguyễn Văn Đoàn cho biết: “ Từ năm 2010 đến nay, người dân trong các thôn, bản của xã đều đồng lòng xây dựng Quỹ văn hóa của thôn mình. Ngày xưa, mỗi nhà góp 5 cân thóc, bây giờ chuyển sang đóng góp bằng tiền mặt với mỗi hộ là 50.000 đồng/năm. Ngoài ra, các CLB thể thao cũng có quỹ riêng, như CLB bóng chuyền mọi người đều góp 100.000 đồng/quý.
Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” trong xã cũng tạo chuyển biến tích cực về hoạt động tổ chức lễ cưới, lễ tang. Những nét văn hóa của dân tộc Mường ngày xưa bên cạnh được lưu giữ đến bây giờ thì những thủ tục rườm rà, gây lãng phí đã được hạn chế. Điển hình như: Các khâu chuẩn bị trước khi tiến hành một lễ cưới như: chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới đã được rút ngắn lại. Theo quy định của xóm trong đám cưới đều không được mời thuốc lá. Người dân trong xã đều có ý thức chấp hành tốt Luật Hôn nhân và gia đình nên trong xã không có tình trạng tảo hôn. Đám tang tổ chức đúng quy định, giữ vệ sinh mội trường, không để người mất trong nhà quá 24 giờ. Ngoài ra, thể hiện tình làng nghĩa xóm, trong một xóm bất cứ hộ nào có người mất, mọi người trong xóm đều đóng góp gạo, rượu hay củi. Trống, kèn đều chỉ hoạt động đến 22 giờ đêm. Mặc dù xã chưa có điểm thu gom rác thải, nhưng công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đều được người dân thực hiện tốt. Mỗi xóm đều có hai đoạn đường phụ nữ tự quản, vào các ngày cuối tuần hay trước tết các hộ gia đình của các xóm đều thực tham gia dọn vệ sinh, phát quang bụi rầm, khơi thông cống rãnh, quét sạch đường làng, ngõ xóm.
Nhờ thực hiện tốt nếp sống văn hóa ở KDC, trong năm qua, xã có 709/1.112 hộ đạt gia đình văn hóa, đạt 73%. Các thôn Yên Lịch, An Thịnh, Hợp Thung nhiều năm liền đạt danh hiệu làng văn hóa cấp huyện.
Nguyễn Tuyết (CTV)
(HBĐT) - Kim Bôi - mảnh đất du lịch giàu sức hút với những giá trị đặc sắc và riêng có của mình sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho du khách thập phương trong các kỳ nghỉ Tết.
(HBĐT) - Ngày 21/1, Ban Chỉ đạo du lịch tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác du lịch năm 2015, triển khai Kế hoạch phát triển du lịch năm 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ dự và chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Là địa phương giàu di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh có giá trị, tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch tâm linh, một loại hình du lịch hấp dẫn, đem lại giá trị kinh tế và có tác động tích cực đến môi trường, làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Cùng với công tác thu hút đầu tư, tôn tạo, tỉnh đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhằm tạo động lực cho du lịch văn hóa tâm linh phát triển.
(HBĐT) - Thời gian qua, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn huyện Tân Lạc được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đã trở thành phong trào lớn trong nhân dân, tạo chuyển biến rõ trong nhận thức, sinh hoạt cộng đồng, góp phần xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở khu dân cư.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 47/QĐ-BVHTTDL ngày 7/1/2016 của Bộ VH-TT&DL; Thông báo số 09/ĐA-PBP ngày 12/1/2016 của Cục Điện ảnh, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng triển khai đợt phim chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2016) và mừng xuân Bính Thân 2016.
(HBĐT) - Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện Lạc Thủy trong những năm qua đã thực sự trở thành phong trào rộng lớn trong nhân dân trong huyện và có sức lan tỏa mạnh. Năm 2015, huyện Lạc Thủy có 79,6% hộ đạt gia đình văn hóa, số làng văn hóa đạt 55,6%. Trong đó có 12 làng văn hóa được công nhận lần đầu, 20 làng văn hóa công nhận lại, 50 làng văn hóa đạt 5 năm liên tục và 30 làng văn hóa giữ vững danh hiệu 10 năm liên tục.