Các em học sinh trường THPT Công nghiệp tham quan, tìm hiểu nghề dệt vải truyền thống của người Mường.
(HBĐT) - Ngày 29/1, tại Bảo tàng tỉnh, Sở VH-TT&DL tổ chức lễ Khai trương phòng trưng bày chuyên đề “Nghề dệt vải truyền thống của người Mường Hoà Bình”. Tham dự có lãnh đạo các sở, ngành và 100 em học sinh THPT tỉnh.
Tại Hoà Bình, người Mường chiếm hơn 63% dân số của tỉnh. Với truyền thống văn hoá lâu đời, người Mường đã bảo tồn được nhiều di sản văn hoá dân tộc, trong đó có các nghề thủ công truyền thống và nổi bật là nghề dệt vải. Sản phẩm dệt thủ công phong phú và thể hiện trình độ mỹ thuật cao của người Mường, đặc biệt là hoa văn trên cạp váy và mặt phà (mặt chăn), chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong nghệ thuật trang trí cổ truyền của dân tộc Mường. Tại phòng trưng Bảo tàng tỉnh đã thể hiện đầy đủ các quy trình của kỹ thuật tạo sợi, kỹ thuật dệt cùng các tài liệu bổ trợ sẽ làm tái hiện lên các khâu kỹ thuật cơ bản nghề dệt vải truyền thống của người Mường ở Hoà Bình. Đặc biệt, tại đây các em học sinh còn được trải nghiệm trực tiếp các thao tác kỹ thuật của các quy trình tạo sợi và quy trình dệt.
Đợt trưng bày này là thông điệp truyên truyền, kêu gọi, vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đặc biệt là người Mường có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về di sản văn hoá mà họ đang nắm giữ cũng như trách nhiệm bảo tồn, phát triển vốn di sản đó trong đời sống văn hoá cộng đồng. Đồng thời, khuyến khích việc sử dụng trang phục dân tộc, nhất là trang phục nữ và các sản phẩm vải sợi thủ công để thúc đẩy nghề dệt phát triển.
Cũng trong khuôn khổ của buổi lễ khai trương, Bảo tàng tỉnh đã tiếp nhận các các hiện vật cách mạng của bộ đội Tây Tiến do các cựu chiến binh Tây Tiến và thân nhân các cựu chiến binh Tây tiến hiến tặng cho tỉnh Hoà Bình. Những hiện vật này được giao cho Bảo tàng tỉnh gìn giữ, bảo tồn và phục vụ công tác trưng bày giới thiệu về lịch sử hào hùng của Trung đoàn 52 Tây Tiến cũng như giới thiệu về lịch sử cánh mạng của dân tộc ta.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Là xã phía Nam của huyện Lương Sơn, thuộc diện xã 135 của huyện, xã Long Sơn có 1112 hộ với 4537 nhân khẩu. Xã có hai dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 85%, dân tộc Kinh chiếm 15%. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” được nhân dân hưởng ứng tích cực. Các xóm đều xây dựng được hương ước, quy ước thôn, xóm, hạn chế những thủ tục lạc hậu nâng cao đời sống văn hóa ở khu dân cư.
(HBĐT) - Lạc Sỹ là xã khó khăn của huyện Yên Thủy, cách trung tâm huyện 20km, đường vào xã xa xôi nhưng may mắn cho chúng tôi, giờ đây các tuyến đường vào xã đều được trải nhựa, bê tông. Là xóm xa xôi nhất của vùng đất Lạc Sỹ, xóm Thấu từ lâu đã được mọi người biết đến là nơi còn lưu giữ được phần lớn những nét văn hóa của người Mường.
(HBĐT) - Thú thực tôi không phải là người rành việc lễ lạt tâm linh nhưng mỗi năm cũng có đôi lần cùng bạn bè vãn cảnh ở chốn đền, chùa. Bởi không quá câu nệ vào chuyện cầu tài, cầu lộc nên tôi thường dành nhiều thời gian để quan sát, cảm nhận. Đến với đền Bồng Lai - một ngôi đền mới được tu bổ, tôn tạo, tọa lạc dưới chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) tôi đã thực sự có những cảm xúc đẹp.
(HBĐT) - Ngày 24/1, Nhà Thiếu nhi tỉnh đã phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn thành phố Hòa Bình tổ chức cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi về chủ đề “Vì môi trường xanh, sạch, đẹp”. Thiết thực lập thành tích mừng Đảng, mừng Xuân Bính Thân.
(HBĐT) - Như một dải lụa trắng luồn qua những tán cây của rừng già rồi buông mình xuống không trung, thác Mu mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng không kém phần thơ mộng. Những năm gần đây, thác Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) đã trở thành một điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
(HBĐT) - Kim Bôi - mảnh đất du lịch giàu sức hút với những giá trị đặc sắc và riêng có của mình sẽ là điểm đến lý tưởng dành cho du khách thập phương trong các kỳ nghỉ Tết.