(HBĐT) - Mỗi độ xuân về, non nước Hòa Bình lại ngân vang tiếng chiêng. Tiếng chiêng sông núi, âm vang trầm hùng, sâu lắng trong tiềm thức mỗi con người, ca ngợi mùa xuân, đất nước, ca ngợi cuộc sống lao động, đấu tranh xây dựng của nhân dân ta.

 

Hòa Bình là cửa ngõ của núi rừng Tây Bắc, nơi nổi tiếng với nền văn hóa Hòa Bình đậm bản sắc dân tộc. Trên địa bàn tỉnh, mỗi dân tộc mang nét văn hóa riêng của từng vùng. Dân tộc Mường chiếm trên 60% số dân trong toàn tỉnh. Đó là dân tộc có số người đông nhất trong tỉnh. Văn hóa Mường mang tính độc đáo và có truyền thống lâu đời. Đặc biệt, chiêng được sử dụng rộng rãi trong đời sống người Mường, nhất là những ngày vui, lễ hội như: lễ hội Khai hạ Mường Bi, lễ hội đánh cá của dân tộc Mường Tân Lạc, lễ hội đình Cổi hay lễ hội hang Khụ Dúng của người Mường Lạc Sơn. Văn hóa chiêng trong hội xuân mang giai điệu mới tươi vui, âm vang và đầy sức truyền cảm lớn đến đời sống, tinh thần của người dân xứ Mường. Tiếng chiêng đến từng nhà mừng xuân, chúc Tết, chúc mọi người khỏe mạnh, vui tươi, chúc cho mùa màng bội thu bông trắng - bông vàng. Những bản hòa tấu chiêng với lời hát chúc, hát thường rang hòa quyện trong đêm hội xắc bùa. Trai làng, gái bản xúm quanh vò rượu cần nồng ấm, thưởng thức hương vị dịu êm của ngày Tết. Đó là nét ẩm thực độc đáo của văn hóa Hòa Bình.

 

Lễ hội chiêng của người Mường Hòa Bình có sức lan tỏa mạnh mẽ thẳm sâu trong tâm trí mỗi người. Mỗi người dân Mường đều có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Từ thế kỷ thứ VIII - IX, văn hóa chiêng phát triển mạnh. Đến thế kỷ thứ XVIII phát triển thành nghệ thuật âm nhạc chiêng. Năm 2007, tại sân vận động tỉnh đã tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Mường có tới 500 nghệ nhân hòa tấu chiêng cùng với 300 học sinh trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tây Bắc trình diễn nghệ thuật “Tây Bắc xứ Mường huyền thoại - đổi mới”. Năm 2013 tổ chức lễ hội văn hóa dân gian các dân tộc Tây Bắc, dàn chiêng Cao Phong lên tới hàng ngàn chiếc. Màn trình diễn chiêng kéo dài hơn nửa cây số thật hùng tráng và đẹp mắt. Đó là ý chí sức mạnh của người dân Hòa Bình, thể hiện nét văn hóa chiêng phát triển độc đáo. Tiếng chiêng trong hội xuân đã tái hiện được cuộc sống của người Mường trong đời sống mưu sinh, lao động và sản xuất. Khi đất trời còn  Bạc lạc, hoang sơ, tiếng chiêng vẫn giữ vai trò chủ đạo, sát cánh cùng người dân xứ Mường lao động giỏi và thêm yêu cuộc sống. Tiếng chiêng còn là nguồn cổ vũ, khích lệ dân bản chiến đấu để bảo vệ chủ quyền đất nước.

 

Mùa xuân, mùa của lễ hội đầy lộc biếc. Chúng ta lại rạo rực một niềm tin, nguồn cảm hứng sâu sắc với tiếng chiêng âm vang trong đêm hội xuân tươi đẹp. Văn hóa Mường tiêu biểu cho nền văn hóa Hòa Bình mang đậm bản sắc dân tộc độc đáo, riêng biệt khẳng định sự phát triển, phát huy thế mạnh trong cộng đồng dân tộc. Bảo tồn và kế thừa nghệ thuật chiêng Mường di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phát huy văn hóa Mường trong thời kỳ đổi mới của tỉnh ta, đồng thời quảng bá văn hóa dân tộc dân gian đến với các tỉnh trong cả nước và bè bạn nước ngoài.

 

Văn hóa chiêng Hòa Bình ngày nay đang đà phát triển mạnh, đổi mới và hội nhập, mỗi người dân góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Đặc biệt với những nỗ lực ấy, mới đây, nghệ thuật chiêng Mường ở Hòa Bình được Bộ VH-TT&DL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

 

 

Phương Đông

(Số 843, phường Thái Bình, TP Hòa Bình)

 

 

Các tin khác

Một tiết mục múa hát trong Đêm giao lưu văn nghệ chủ đề “tuyên truyền về Bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND các cấp của Hội LHPN huyện Kim Bôi.
Bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh  được rước về đình Trung, xã Yên Trị (Yên Thủy).
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao đổi với đoàn nhạc sỹ sáng tác các bài hát ca ngợi về tỉnh Hòa Bình.
Đồng chí Trần Dũng, Trưởng phòng Cục Lễ tân Nhà nước, Bộ Ngoại giao giảng cho cho các học viên về những nội dung cơ bản của công tác lễ tân.

Đi lễ chùa ở Trường Sa

(HBĐT) - Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống mỗi người Việt Nam. Trước chốn tâm linh ấy, trong lòng mỗi người đều hướng thiện, thanh thản, bình yên với những ý nghĩa tốt lành. Đi lễ chùa ở đất liền là vậy. Đi lễ chùa ở Trường Sa - nơi biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc,  ngoài những cảm nhận thanh bình nói chung, trong mỗi người còn cảm thấy đặc biệt trong tim tình yêu và linh hồn của Tổ quốc. 

Làng Sen quê Bác - nơi bốn mùa hoa nở

(HBĐT) - Sau hai lần lỗi hẹn, cuối cùng tôi cũng đã được đặt chân tới nơi sinh ra và nuôi lớn bậc vĩ nhân kiệt xuất: Chủ tịch Hồ Chí Minh! Nơi người dân Việt Nam vẫn gọi với cái tên thân thương, trìu mến: Làng Sen quê Bác. Tiết trời mưa phùn không ngăn những bước chân du khách đến tham quan, cảm nhận và dâng Bác những đóa hoa tươi thắm.

Họp Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa Chiêng Mường lần thứ II

(HBĐT) - Sáng 26/2, Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa Chiêng Mường tỉnh lần thứ II năm 2016 tổ chức họp để nắm bắt tình hình, triển khai công tác chuẩn bị các nội dung trong khuôn khổ các sự kiện kỷ niệm và Lễ hội của tỉnh năm 2016. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chủ trì hội nghị.

Hội xuân Văn hóa – Thể thao huyện Kỳ Sơn năm 2016

(HBĐT) - Ngày 23 - 24/2, tại TT Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn tổ chức Hội xuân Văn hóa – Thể thao xuân Bính Thân 2016. Hội xuân được tổ chức mỗi năm một lần với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi. Đây là dịp để nhân dân 10 xã, thị trấn của huyện được tham gia giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết, giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc Mường nói riêng và bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc trong huyện nói chung.

Tổ chức hoạt động dịch vụ trong khu vực lễ hội

(HBĐT) - Bạn Nguyễn Vân Anh (Lạc Thuỷ) hỏi: Đề nghị cho biết, việc tổ chức hoạt động dịch vụ trong khu vực lễ hội phải tuân thủ quy định pháp luật như thế nào?

Chương trình thơ nhạc “Mừng Đảng, Mừng xuân- Mừng đất nước đổi mới”

(HBĐT) - Ngày 21/2, tại UBND xã Dũng Phong, Cao Phong, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Cao Phong tổ chức chương trình thơ nhạc với chủ đề: “ Mừng Đảng, Mừng xuân- Mừng đất nước đổi mới” và trưng bày ảnh nghệ thuật của các tác giả trong tỉnh. Đến dự có lãnh đạo Sở Văn hóa thông tin và du lịch, Hội Văn học học nghệ thuật tỉnh, UBND huyện Cao Phong cùng văn nghệ sĩ trong tỉnh và hàng trăm khán giả tham gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục