Nhiều du khách đến thăm quan quần thể hang động núi Đầu Rồng, thị trấn Cao Phong (Cao Phong).
(HBĐT) - Cao Phong là vùng đất lịch sử lâu đời, có bề dày văn hóa truyền thống, là trung tâm của Mường Thàng. Với những di tích văn hóa khảo cổ, hệ thống các di tích lịch sử văn hóa ở các xóm, xã của huyện là một trong những tiềm năng lớn để quy hoạch phát triển du lịch. Bên cạnh đó, huyện còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng với nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn với quá trình đấu tranh cách mạng của địa phương đã trở thành những điểm đến thăm quan, du lịch của du khách trong và ngoài nước.
Xác định rõ phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hóa là một trong những mũi nhọn phát triển KT-XH toàn diện trên địa bàn huyện, ngày 28/11/2007, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 10 về “Phát triển du lịch, phát triển thể dục, thể thao, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giai đoạn 2007 - 2010 và định hướng đến năm 2015”. Dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, công tác tuyên truyền triển khai thực hiện đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Từ đó nhận thức về phát triển du lịch đối với các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện có chuyển biến tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đầu tư; công tác quảng bá về xúc tiến du lịch ngày càng được quan tâm. Huy động có hiệu quả nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển du lịch, bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh của huyện, tạo ra những sản phẩm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước, chất lượng các dịch vụ tăng lên. Hoạt động du lịch những năm qua đã góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, tăng thu ngân sách Nhà nước, giữ gìn, bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Ông Bùi Đăng Khoa, Trưởng phòng VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Với những tiềm năng du lịch sẵn có, bám sát vào nghị quyết của Huyện uỷ, việc phát triển du lịch kết hợp với bảo tồn các giá trị văn hóa đã được các cấp, ngành, các địa phương quan tâm. Đến nay, các điểm du lịch, công trình lịch sử văn hoá, khu dịch đã được đầu tư khôi phục, xây dựng, nâng cấp. Trong đó, nâng cấp các công trình văn hóa lịch sử cách mạng như khu di tích chùa Khánh (xã Yên Thượng), Chùa Quoèn Ang (xã Tân Phong), khu di tích lịch sử văn hóa tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan (xã Bình Thanh), Đền tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, quần thể hang động núi Đầu Rồng, đền Bồng Lai (thị trấn Cao Phong), đền Bờ (xã Thung Nai)...
Việc quảng bá, giới thiệu về du lịch Cao Phong được quan tâm, huyện đã xây dựng các chương trình quảng cáo giới thiệu tiềm năng du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, với các tour du lịch trong nước và quốc tế để thu hút khách thăm quan. Đồng thời để thuận lợi cho du khách, huyện đã quy hoạch xây dựng các tuyến, cụm, điểm du lịch, gồm: tuyến du lịch Bình Thanh - Thung Nai - lòng hồ sông Đà. Du lịch làng cổ dân tộc (Mường, Dao) với các làng nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm. Thăm quan khu di tích lịch sử văn hóa tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan, đền thác Bờ sông Đà, du lịch sinh thái hồ Hòa Bình. Tuyến du lịch Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng: Thăm di tích lịch sử văn hóa chùa Quoèn Ang, “Vườn hoa núi cối”, khu mộ cổ xã Dũng Phong, chùa Khánh, xã Yên Thượng; du lịch bản Mường (Yên Thượng, Yên Lập). Tuyến du lịch thị trấn Cao Phong - Xuân Phong gồm: Du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch Hồ Cạn Thượng, làng dân tộc Mường xóm Cạn, xóm Mừng (xã Xuân Phong). Khu di tích quốc gia danh lam thắng cảnh quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong). Trung tâm nghiên cứu bảo tồn di sản tiến sĩ Việt Nam tại xã Bắc Phong. Quy hoạch khu trung tâm Thương mại - Du lịch, dịch vụ quần thể hang động núi Đầu Rồng với diện tích 45 ha. Đầu tư nâng cấp cùng với việc xây dựng các tuyến, tour du lịch và công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần đưa số lượng khách trong nước và quốc tế đến thăm quan, du lịch ngày càng đông. Chỉ tính trong quý I năm 2016 đã có gần 10 vạn lượt khách đến thăm quan du lịch trên địa bàn huyện, trong đó khách quốc tế 500 người, khách nội địa 99.186 người, doanh thu ước đạt 5,2 tỷ đồng. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng đối với du lịch của huyện trong năm 2016.
Đỗ Hà
(HBĐT) - Tối ngày 18/3, tại nhà văn hóa xóm Khang Đình, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình đã diễn ra đêm nhạc Huy Tâm với chủ đề “Xuân về bên suối Mường Khang” nhân dịp kỷ niệm 40 năm hoạt động âm nhạc (1976-2016). Tới dự và chúc mừng có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; lãnh đạo Sở VHTT&DL, Sở Thông tin & truyền thông, Đài PT&TH tỉnh, UBND thành phố; C.A tỉnh, Hội VHNT tỉnh, cùng lãnh đạo và đông đảo bà con nhân dân xã Yên Mông.
(HBĐT) - Vẫn nhớ lần cùng một cán bộ văn hóa huyện Kim Bôi đến tìm hiểu, viết bài về phong trào văn nghệ ở xã Tú Sơn. Đêm diễn sôi động, phong phú về loại hình và gây ấn tượng bởi điều đặc biệt: tên nhạc sĩ Huy Tâm được xướng lên khá nhiều trong phần giới thiệu tiết mục văn nghệ của các xóm với vai trò là người sáng tác.
(HBĐT) - Tác giả thơ Đào Khang Hải đã có gần 60 năm sáng tác thơ, văn. Năm 2016, ông bước sang tuổi 79. ông vẫn đi xe đạp từ thành phố Hòa Bình đến các miền đất huyện Cao Phong, Kỳ Sơn, Kim Bôi để tìm nguồn cảm hứng viết văn, thơ. Xuân 2016, ông tặng tôi tập thơ “Trái ngọt đầu cành” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn in. Tập thơ 43 bài nói về những cảm xúc xa quê Hà Nội, yêu quê hương mới Hòa Bình.
(HBĐT) - Chiều 17/3, Khối thi đua Văn hóa- Xã hội (VH-XH) tổ chức hội nghị ký giao ước thi đua năm 2016. Dự hội nghị có lãnh đạo Ban thi đua khen thưởng tỉnh.
(HBĐT) - Chiều ngày 16/3, Sở VH, TT & DL tổ chức hội nghị triển khai phân công nhiệm vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong dịp kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường lần thứ 2 năm 2016.