Các học viên tham gia học lớp dân ca Mường tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).
(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên người xưa đều lưu truyền câu nói nổi tiếng “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, sự so sánh đó không chỉ xuất phát từ lịch sử của mỗi xứ Mường mà còn là biểu hiện cho nhịp sống văn hóa tinh thần, phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc của mỗi xứ. Mường Bi, một trong những cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình. Đời sống văn hóa, tinh thần nơi đây luôn thể hiện được những nét đẹp mãi không phai của người Mường.
Trong đó, âm vang tha thiết của dân ca Mường là thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường Bi (Tân Lạc). Hiện nay trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường âm nhạc hiện đại, sự giao thoa văn hóa giữa các vùng, người dân nơi đây vẫn lưu giữ, phát triển được những nét đẹp của dân ca Mường.
Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm văn hóa - thể thao huyện cho biết: “Nhằm lưu giữ và phát huy dân ca Mường nói riêng và bản sắc văn hóa người Mường Bi nói chung, Trung tâm đặc biệt chú trọng, quan tâm đến công tác bảo tồn dân ca. Hàng năm, đều tổ chức các chương trình, lễ hội xoay quanh hoạt động đời sống văn hóa tinh thần người dân, lồng ghép các tiết mục dân ca vào các lễ hội, giao lưu văn nghệ”. Trong những hoạt động bảo tồn dân ca Mường Bi, nổi bật hơn cả là hoạt động mở lớp dạy dân ca Mường. Lớp được mở vào các dịp hè hàng năm, kéo dài trong 15 ngày. Nhiều nghệ nhân có hàng chục năm gắn bó với dân ca Mường với mong muốn bảo tồn, phát huy những nét đẹp của dân ca Mường đã trực tiếp tham gia giảng dạy lớp như: Nghệ nhân Bùi Thị Miên, xã Địch Giáo; nghệ nhân Bùi Văn Ểu, xã Phong Phú; nghệ nhân Bùi Thị Thảo, xã Mỹ Hòa. Sau ba năm hoạt động, lớp dạy hát dân ca Mường là điểm đến thú vị đối với mọi người muốn tìm hiểu, học hát dân ca, thu hút nhiều lứa tuổi đến học. Những người đã có tuổi muốn tham gia, theo dõi để hồi tưởng về những làn điệu dân ca về quê hương, đất nước còn vang vọng mãi trong mỗi con người. Sau khóa học, các học viên đều về cơ sở phát huy được những nét đẹp dân ca đã được học. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần đưa văn nghệ xóm, bản khởi sắc hơn.
Bên cạnh đó, phong trào văn nghệ quần chúng góp phần khơi dậy phong trào văn hóa văn nghệ của người dân, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc dân ca Mường. Toàn huyện có 24 đội văn nghệ tuyên truyền các xã, thị trấn và 239 đội văn nghệ thôn, xóm. Các đội văn nghệ đóng vai trò nòng cốt trong việc tham gia biểu diễn lưu giữ, phát huy những bản sắc, làn điệu dân ca. Một số đội văn nghệ quần chúng của các xã như: Xã Phú Cường, thị trấn Mường Khến, xã Ngọc Mỹ luôn hoạt động sôi nổi, đạt giải cao trong các hội diễn văn nghệ cấp huyện. Với phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ, nhiều hội thi văn nghệ được tổ chức như thi Hát đối, hát thường rang. Hàng năm, các chương trình văn nghệ được tổ chức gắn liền với các ngày lễ lớn. Đặc biệt, lễ Khai hạ Mường Bi được tổ chức vào mùng 8 âm lịch thực sự là ngày hội của người dân, là dịp để người dân được giới thiệu với bạn bè những nét đẹp quê hương, những bản sắc của đời sống người Mường Bi. Trao đổi với chúng tôi về kế hoạch bảo tồn dân ca Mường Bi trong thời gian tới, đồng chí Bùi Mạnh Hùng cho biết thêm: Trung tâm văn hóa và thể thao huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng của các xóm, xã. Thường xuyên tổ chức giao lưu văn nghệ ở các cụm, xã, thị trấn nhằm động viên, đánh giá chất lượng phong trào văn nghệ quần chúng của các xóm, xã. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ có kế hoạch kết hợp với Phòng giáo dục huyện để mở lớp dân ca trong giờ học ngoại khóa của các em học sinh tại các trường học. Qua đó, giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn về dân ca quê mình đồng thời có ý thức giữ gìn, bảo tồn các làn điệu dân ca.
Nguyễn Tuyết (CTV)
(HBĐT) - “Nào mình cùng đi” do Kênh Truyền hình Thiếu nhi và Gia đình Kids & Family TV – VTC11 sản xuất. Đây là một chương trình truyền hình thực tế, dành cho các bạn nhỏ 9 – 11 tuổi tham gia trải nghiệm. Với mỗi chủ đề, 4 nhân vật trải nghiệm cùng ghé thăm một vùng đất, sinh sống trong một gia đình tại địa phương, trải nghiệm đời sống, công việc hàng ngày và tìm hiểu về văn hóa vùng miền tại đây. Chương trình phát sóng lúc 17h30 chủ nhật hàng tuần trên sóng VTC11.
(HBĐT) - Lễ hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy) khai hội vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh, thu hút đông đảo du khách thập phương. Cứ mỗi độ xuân về, hàng ngàn phật tử, du khách lại nô nức trẩy hội, hòa mình vào các hoạt động văn hóa truyền thống, tâm linh hướng thiện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hóa.
(HBĐT) - Ngày 23/3, tại Sở Văn hoá- Thể thao& Du lịch, Ban Văn hoá- Xã hội& Dân tộc (HĐND tỉnh) đã giám sát việc thực hiện Luật du lịch trên địa bàn tỉnh. Cùng tham gia buổi giám sát có đồng chí Hoàng Quang Minh, Uỷ viên thường trực HĐND tỉnh, đại diện các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và một số sở, ngành hữu quan.
(HBĐT) - Được sự nhất trí của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Báo Hòa Bình đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Văn phòng điều phối chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh đã hoàn thành xuất bản cuốn Tuyển tập bài viết xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2015.
(HBĐT) - Tối ngày 18/3, tại nhà văn hóa xóm Khang Đình, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình đã diễn ra đêm nhạc Huy Tâm với chủ đề “Xuân về bên suối Mường Khang” nhân dịp kỷ niệm 40 năm hoạt động âm nhạc (1976-2016). Tới dự và chúc mừng có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; lãnh đạo Sở VHTT&DL, Sở Thông tin & truyền thông, Đài PT&TH tỉnh, UBND thành phố; C.A tỉnh, Hội VHNT tỉnh, cùng lãnh đạo và đông đảo bà con nhân dân xã Yên Mông.
(HBĐT) - Vẫn nhớ lần cùng một cán bộ văn hóa huyện Kim Bôi đến tìm hiểu, viết bài về phong trào văn nghệ ở xã Tú Sơn. Đêm diễn sôi động, phong phú về loại hình và gây ấn tượng bởi điều đặc biệt: tên nhạc sĩ Huy Tâm được xướng lên khá nhiều trong phần giới thiệu tiết mục văn nghệ của các xóm với vai trò là người sáng tác.