Về dài hạn thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ, Nga gia hạn có thể sẽ không dẫn đến một giải pháp chính trị hòa bình cho cuộc chiến Syria.

 

Hôm 14/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nhất trí gia hạn thỏa thuận ngừng các hoạt động thù địch tại Syria thêm 48 tiếng.

nga, my nhat tri keo dai lenh ngung ban mong manh tai syria hinh 0
Ảnh: politico.

Điều này được nhận định là sẽ giúp tăng cường hoạt động hỗ trợ nhân đạo cho các nạn nhân của cuộc nội chiến tại Syria vốn cướp đi sinh mạng của hơn 400.000 người.

"Nhìn chung đã có sự nhất trí rằng bất chấp những thông tin về việc lệnh ngừng bắn bị vi phạm lẻ tẻ, thỏa thuận này đang có hiệu lực và bạo lực đã giảm đáng kể. Trong khuôn khổ cuộc trao đổi, Ngoại trưởng Mỹ và Ngoại trưởng Nga đã nhất trí kéo dài lệnh ngừng bắn thêm 48 tiếng".

Phía Nga cùng ngày cũng đã xác nhận thông tin kéo dài lệnh ngừng bắn đồng thời cho biết đã yêu cầu Mỹ thực hiện cam kết phân biệt rõ ràng giữa lực lượng đối lập ôn hòa ở Syria "do Mỹ bảo trợ" với nhóm "Jabhat Fatah al Sham" (Mặt trận Al-Nusra trước đây) và các lực lượng khác.

Tuy Nga và Mỹ đã nhất trí gia hạn lệnh ngừng bắn nhưng phía Nga đã xác nhận thỏa thuận ngừng bắn ở Syria đã bị vi phạm tới 60 lần trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu có hiệu lực từ 19h ngày 12/9 (theo giờ địa phương). Hầu hết các trường hợp vi phạm là do nhóm vũ trang Ahrar al-Sham gây ra.

Ngoài ra, cả hai bên trong cuộc nội chiến tại Syria là quân đội Syria được Nga hậu thuẫn và các nhóm vũ trang đối lập cũng đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc vi phạm lệnh ngừng bắn toàn diện do Nga và Mỹ bảo trợ.

Theo đó, các phương tiện truyền thông chính thức của Syria đã nhiều lần cáo buộc các nhóm vũ trang đối lập tấn công các mục tiêu của quân đội chính phủ ở nhiều địa phương khác nhau, vi phạm nghiêm trọng lệnh ngừng bắn ngay từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực tối 12/9.  

Đáp lại, các nguồn tin thân cận của phe đối lập tại Syria cũng công bố các báo cáo tố cáo quân đội Syria đã vi phạm lệnh ngừng bắn trong 3 ngày qua. Theo các nguồn tin chưa được xác thực này, máy bay chiến đấu của quân đội Syria đã bắn phá hàng chục mục tiêu khác nhau tại các địa phương như Aleppo, Idlib, Daraa, Hamah và ngoại ô thủ đô Damascus. Trong đó, một số cuộc không kích đã gây thương vong cho cả dân thường và các tay súng thuộc phe đối lập, song không nêu ra con số cụ thể.

Như vậy, với việc lệnh ngừng bắn tại Syria được kéo dài, các nhà phân tích quân sự cho rằng, điều này sẽ giúp hạ nhiệt, ít nhất là một “quãng nghỉ” cho cuộc nội chiến ở Syria, cuộc xung đột đã bước sang năm thứ 6, cướp đi sinh mạng của hơn 400.000 người theo ước tính của Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, xét về dài hạn thì họ cho rằng thỏa thuận ngừng bắn sẽ không thể duy trì được trong thời gian dài hoặc có thể dẫn đến một giải pháp chính trị hòa bình cho cuộc chiến. Vì theo họ thỏa thuận có thể sẽ giúp tạo ra một giai đoạn đình chiến tạm thời do nhu cầu của Chính phủ Syria muốn tập trung củng cố những khu vực mà họ đã chiếm lại được, trong khi phe đối lập đã kiệt quệ vì cuộc nội chiến.

Chính vì thế ông Ahmad Hajj Ali, một nhà phân tích chính trị Syria nhận định: “Nga và Mỹ đã nỗ lực thiết lập lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, tôi cũng không rõ liệu cả hai bên có đủ tin tưởng lẫn nhau để duy trì lệnh ngừng bắn lâu dài hay không. Ngoài ra, các tay súng cực đoan cũng không đồng ý một thỏa thuận như vậy, chắc chắn họ sẽ cố gắng để phá vỡ thỏa thuận này”.

Theo giới quan sát, nguy cơ lệnh ngừng tại Syria bị vi phạm, thậm chí đổ vỡ, là điều đã được dự báo trước. Việc có quá nhiều bên tham gia vào cuộc khủng hoảng và đặc biệt là việc có nhiều nhóm vũ trang đã công khai tuyên bố chống lại lệnh ngừng bắn, được cho là những đe dọa lớn nhất đối với thỏa thuận do Nga và Mỹ đồng bảo trợ này./.

 

                                                                                       Theo VOV.vn

 

 

Các tin khác


Báo chí Pháp đưa tin đậm nét về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống F. Hollande

Báo chí Pháp ngày 6-9 đồng loạt đưa tin đậm nét về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Pháp François Hollande tại Việt Nam và khẳng định trọng tâm chuyến thăm là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước Pháp và Việt Nam.

Cơ hội thu hẹp bất đồng giữa các cường quốc

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ở thành phố Hàng Châu, miền Đông Trung Quốc, là dịp để các nhà lãnh đạo gặp gỡ, trao đổi và tìm các giải pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển.

Khai mạc Hội nghị cấp cao G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc

Ngày 4-9, tại TP Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, đã diễn ra lễ khai mạc Hội nghị cấp cao (HNCC) Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) lần thứ 11, với chủ đề “Xây dựng nền kinh tế thế giới sáng tạo, năng động, kết nối và rộng mở”.

Việt Nam - Ấn Độ trở thành Đối tác chiến lược toàn diện

Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Ấn Độ Na-ren-đờ-ra Mô-đi (Narendra Modi) đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 2 đến 3-9. Trong ngày 3-9, lãnh đạo nước ta đã đón tiếp, hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ tại Hà Nội.

Bước tiến lớn góp phần thúc đẩy thực thi Hiệp định Pa-ri về chống biến đổi khí hậu

Trong cùng một ngày 3-9, hai quốc gia phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới đã chính thức tham gia Hiệp định Pa-ri về chống biến đổi khí hậu, văn kiện quốc tế quan trọng có tính ràng buộc pháp lý trong việc kiểm soát khí thải sau năm 2020

Những người tạo nên “phép lạ”

White Helmets-lực lượng cứu hộ đội mũ bảo hiểm trắng là những người đầu tiên luôn có mặt tại hiện trường sau những trận mưa bom giội xuống Xy-ri. Tuy công việc thường ngày khác nhau nhưng họ đều chọn cách mạo hiểm cả tính mạng mình để cứu người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục