Tờ báo hàng đầu của Iran khẳng định, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hassan Rouhani đánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa 2 nước.

 

LTS: Sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Rouhani từ ngày 5-7/10, tờ Tehran Times đã có bài viết đánh giá những hiệu ứng tích cực của chuyến thăm đối với quan hệ Việt Nam-Iran.

 

Nhân dịp này, VOV.VN xin giới thiệu bài viết có tựa đề “Chương mới trong

trong quan hệ Iran-Việt Nam” được đăng trên tờ Tehran Times cuối tuần qua:

 
Hình ảnh bài viết điểm lại mối quan hệ Việt Nam-Iran sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Rouhani trên báo Tehran Times.
 
Thời điểm cánh cửa của thế giới mở ra với Tehran sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử (JCPA) chính là cơ hội rất phù hợp để thúc đẩy mối quan hệ giữa Iran và các nước trong khu vực.

Rõ ràng, sự thúc đẩy quan hệ giữa Iran và các quốc gia châu Á, đặc biệt là những nền kinh tế quan trọng trong khu vực có thể sẽ đánh dấu một chương mới trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng của Iran.

 

Trong một động thái cho thấy mong muốn tăng cường hợp tác giữa Iran và các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là châu Á, Tổng thống Hassan Rouhani đã có chuyến công du 3 nước Đông Nam Á bắt đầu từ ngày 5/10 với mục đích thúc đẩy mối quan hệ với các nước Đông Nam Á.

 

Chuyến thăm của Tổng thống Rouhani đến Việt Nam, Malaysia và Thái Lan bắt đầu bằng việc ông đặt chân đến Hà Nội ngày 5/10. Trong bối cảnh, từ lâu, Chính phủ của ông Rouhani đang tìm cách tăng cường vai trò của mình thông qua việc thúc đẩy quan hệ song phương giữa Tehran và nhiều quốc gia trên thế giới, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ “đặt nền móng” cho việc thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa Iran và các quốc gia Đông Nam Á.

 

Trong chuyến thăm Hà Nội, ông Rouhani đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

 

Cũng trong chuyến thăm của Tổng thống Rouhani, Việt Nam và Iran đã ký kết hai thỏa thuận về Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu công vụ và Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Hai nước cũng nhất trí tiến hành họp Ủy ban Chung Iran-Việt Nam tại Tehran trong thời gian tới. Hai bên cũng đã ký kết được nhiều thỏa thuận liên quan đến việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, ngân hàng, tài chính, du lịch và thương mại.

 

Mở rộng hợp tác thương mại Iran-Việt Nam

Tổng thống Rouhani tin rằng, chuyến thăm Việt Nam có thể coi là một bước ngoặt trong mối quan hệ Tehran-Hà Nội.

Trong các cuộc hội đàm, Tổng thống Rouhani và giới chức Việt Nam nhất trí tăng cường kim ngạch thương mại giữa 2 bên lên hơn 2 tỷ USD và mở đường cho Ngân hàng Trung ương của hai nước ký một thỏa thuận nhằm thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực ngân hàng.

Iran và Việt Nam có quan điểm “rất gần gũi” trong một số vấn đề quốc tế. Tổng thống Rouhani nhấn mạnh: “Tehran và Hà Nội đang tìm cách thúc đẩy hòa bình và ổn định tại Trung Đông và Đông Á”.

 

Tổng thống Iran Rouhani khẳng định, Việt Nam là “một quốc gia phản đối mạnh mẽ sự xâm lược của nước ngoài, ưa chuộng hòa bình, ủng hộ phát triển”.

 

Tổng thống Rouhani nhấn mạnh, cả hai nước tin tưởng mạnh mẽ vào một nền tảng sâu rộng để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế và thương mại song phương, đặt biệt là trong lĩnh vực đầu tư và nền kinh tế của hai nước có thể bổ trợ lẫn nhau.

Theo Tổng thống Rouhani, Iran “đang có một cơ hội rất tốt” để thúc đẩy xuất khẩu dầu mỏ, khí hóa lỏng, hóa chất sang Việt Nam và nhiều công ty của Việt Nam cũng đã sẵn sàng đầu tư vào các dự án dầu khi của Iran. Ngoài ra, hai nước còn có thể hợp tác trong lĩnh vực du lịch, trao đổi học thuật, cung cấp nước sạch, xây dựng đường xá, kỹ thuật và cơ khí.

 

Thúc đẩy hòa bình

Tổng thống Rouhani viện dẫn việc Việt Nam ủng hộ sáng kiến WAVE của ông trong việc loại bỏ chủ nghĩa cực đoan và bạo lực ở cấp độ toàn cầu và khẳng định, Iran và Việt Nam ủng hộ việc thúc đẩy hòa bình ở cấp độ khu vực và trên toàn cầu.

 

Về phần mình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng bày tỏ hy vọng Tehran và Hà Nội có thể hợp tác để thúc đẩy hòa bình và giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình trong khu vực cũng như tạo dựng hòa bình để phát triển kinh tế trong khu vực.

 

Chương trình miễn thị thực Iran-Việt Nam

Iran và Việt Nam đã ký Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu công vụ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng này. Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad-Javad Zarif và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã ký thỏa thuận này.

Iran và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, kể từ đó, cả hai nước đã tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế thông quan việc trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai bên. Iran mở Đại sứ quán tại Hà Nội vào năm 1991 và Việt Nam mở Đại sứ quán tại Iran vào năm 1997.

 

Tăng cường các thỏa thuận trước đó

Trong cuộc hội kiến giữa Tổng thống Iran Rouhani và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã nhất trí sẽ tiếp tục thực hiện những thỏa thuận đã ký kết trước đây.

 

Tổng thống Rouhani nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác giữa Iran và các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu của Iran. Iran tin tưởng rằng, Việt Nam có thể trở thành cơ sở đế Iran có thể tăng cường hoạt động thương mại trong khu vực. Ngược lại, Việt Nam có thể tiếp cận được một thị trường với 400 triệu người thông qua Iran.

 

Tổng thống Rouhani nhấn mạnh, việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran đã trở thành nền tảng để Việt NamIran tăng cường hợp tác kinh tế. Theo ông Rouhani, Tehran và Hà Nội cần ưu tiên thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng đầu tiên để có thể tạo cơ sở cho việc mở rộng quan hệ thương mại.

 

Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam quyết tâm đưa kim ngạch thương mại song phương với Iran vượt mức 2 tỷ USD. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam muốn mở rộng hợp tác với Iran trên tất cả các lĩnh vực và đang chuẩn bị hướng tới việc thiết lập cơ chế tự do thương mại chung giữa hai bên.

 

Hợp tác song phương Việt Nam-Iran rất thành công

Trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Rouhani đã mô tả việc mở rộng hợp tác song phương giữa Iran và Việt Nam là rất thành công.

Ông Rouhani nhắc lại quan điểm rằng, những nền tảng cho việc tiếp tục mở rộng quan hệ giữa hai nước đã được thiết lập- đặc biệt là trong kỷ nguyên hậu cấm vận.

 

Theo ông Rouhani, Iran và Việt Nam đang hướng đến việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tư nhân, đặc biệt là năng lượng, công nghệ hiện đại, ngân hàng, nông nghiệp và thủy sản.

 

Ông Rouhani cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng để tương xứng với mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai nước.

“Những ưu đãi về thương mại và sau này là tự do thương mại sẽ tạo ra những nền tảng tốt để phát triển kinh tế vì lợi ích của hai quốc gia và toàn khu vực”, ông Rouhani kết luận./.

 

                                                                        Theo VOV.VN

Các tin khác


Trung Quốc: Xúc động cảnh cha lấy thân mình che chở cho con khi nhà sập

Một bé gái 3 tuổi đã may mắn thoát chết dưới đống đổ nát sau khi được chính người cha của mình ôm trọn vào lòng để che chở trong vụ sập nhà tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc hôm 10/10.

Nghị sỹ đối lập Campuchia chống phá Việt Nam lĩnh án tù

Chiều 10/10, Tòa sơ thẩm thành phố Phnom Penh đã tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù đối cựu nghị sĩ Quốc hội đảng Cứu Quốc đối lập Um Som An.

Nguyên Bí thư tỉnh Vân Nam lĩnh án tử hình vì tham nhũng

Ngày 9/10, Toà án Nhân dân thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã tuyên án tử hình, hoãn thi hành 2 năm đối với ông Bạch Ân Bồi.

Campuchia tìm cách gỡ khó cho ngành lúa gạo

Giá thóc gạo ở Campuchia giảm mạnh, đã có hiện tượng nông dân đổ thóc ra đường, “đòi” được giúp đỡ. Chính phủ nước này đã phải tiến hành các biện pháp “tình thế”, và đang trông chờ vào sự trợ giúp của Trung Quốc để triển khai những giải pháp căn cơ hơn.

Mỹ sẵn sàng chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

Theo National Interest, thông tin trên được Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah James đưa ra trong bối cảnh giới chức Mỹ coi hành động phi pháp nói trên của Trung Quốc là “rất đáng lo ngại” và tuyên bố mối quan hệ Mỹ-Trung hiện nay là “hết sức phức tạp”.

Căng thẳng Nga - Hà Lan về vụ rơi máy bay MH17

Hãng Roi-tơ đưa tin, Bộ Ngoại giao Hà Lan đã triệu Đại sứ Nga tại La Hay (Hà Lan) đến để khiển trách sau khi Nga chỉ trích cuộc điều tra hình sự vụ rơi máy bay MH17 của Hãng hàng không Ma-lai-xi-a tháng 7-2014. Theo Bộ Ngoại giao Hà Lan, phản ứng của Nga với kết quả điều tra làm dấy lên hoài nghi về tính chính trực, chuyên nghiệp và độc lập của các nhà điều tra. Trước đó, phía Nga phản bác kết luận của cuộc điều tra vụ rơi máy bay MH17 và cho rằng, kết quả điều tra đã đi chệch hướng và mang động cơ chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục