Sau khi nhận được thông tin về vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov, nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã đồng loạt lên án cuộc tấn công này.
Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrey Karlov (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại TP Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, tháng 10-2016. (Ảnh: Reuters) Bày tỏ chia buồn với gia đình và người thân Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ Andrei Karlov, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump coi vụ ám sát là “sự vi phạm mọi nguyên tắc về trật văn minh” và nói thêm rằng, vụ việc này phải bị “toàn thế giới lên án”. Ông Trump cũng gọi Mevlut Mert Altintas, nhân viên cảnh sát bắn chết ông Karlov, là “một kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan”. Tại cuộc họp báo tại thủ đô Tokyo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, cho biết, nước này xem vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ như một cuộc tấn công khủng bố. “Chúng tôi cực lực lên án hành động này. Những cuộc tấn công khủng bố như vậy dứt khoát không được phép diễn ra”. Trong bức điện gửi người đồng cấp Nga Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định: “Chúng tôi kiên quyết lên án hành động man rợ nhằm vào nhà ngoại giao Andrei Karlov. Trung Quốc luôn chống lại mọi hình thức khủng bố”. Trong một tuyên bố cuối ngày 19-12, Bộ Ngoại giao Syria lên án một cách mạnh mẽ nhất vụ ám sát Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ và coi đây là một cuộc tấn công khủng bố hèn hạ. Kênh ngoại giao Nga - Thổ là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong cuộc nội chiến Syria. Tuần trước, các nhà ngoại giao Nga - Thổ đã làm trung gian một thỏa thuận nhằm di dời phe đối lập Syria ra khỏi thành phố chiến sự Aleppo. Người phát ngôn Liên hợp quốc Stephane Dujarric phát biểu: “Chúng tôi lên án vụ tấn công bằng súng nhằm vào Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ. Không thể có lời bào chữa nào đối với một cuộc tấn công nhà ngoại giao hoặc đại sứ… Chúng tôi hy vọng thủ phạm gây ra vụ việc sẽ được đưa ra công lý”. Trong cuộc họp với các quan chức cấp cao, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, vụ ám sát ông Karlov là “sự khiêu khích nhằm ngăn cản mối quan hệ Nga - Thổ và tiến trình hòa bình tại Syria”. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, trong đoạn video phát trên một số kênh truyền hình nước này, cũng bày tỏ cùng quan điểm với người đồng cấp Nga. Ông Erdogan cho rằng: “Đây là sự khiêu khích nhằm phá hủy tiến trình bình thường hóa quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Nga. Tuy nhiên, chính quyền hai nước đã quyết tâm để không bị rơi vào sự kích động này”. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí, các điều tra viên của Nga sẽ chính thức tham gia điều tra vụ ám sát ông Karlov tại Ankara. |
Ít nhất 160 người thiệt mạng khi mái nhà của một nhà thờ tại miền nam Nigeria bị sập xuống đám đông tín đồ đang có mặt tại đó, một giám đốc bệnh viện địa phương ngày 11-12 cho biết.
Báo chí Thái-lan ngày 6-12 cho biết, mưa lớn kéo dài trong suốt gần một tuần qua đã khiến 12 trong số 14 tỉnh ở miền nam Thái-lan bị ngập nặng, làm ít nhất 12 người chết và ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của gần 100.000 người dân.
Sáng 4-12 (theo giờ Việt Nam), lễ mít-tinh tưởng niệm Lãnh tụ Fidel castro tại TP Santiago de Cuba, miền đông Cuba, đã diễn ra với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo các quốc gia và hàng chục nghìn người dân quốc đảo Caribe này.
Chuyến bay số hiệu 2933 của Hãng hàng không LaMia đã gặp tai nạn vào sáng 29/11 (theo giờ Việt Nam) trong lúc đưa CLB Chapecoense từ Bolivia tới Colombia. Trên chuyến bay có 77 người, trong đó có đội bóng và 21 nhà báo bên cạnh phi hành đoàn gồm 9 người. Chỉ có 6 người sống sót sau vụ tai nạn.
Cảnh sát Colombia sớm ngày 29-11 cho biết, 76 người đã thiệt mạng trong số 81 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay British Aerospace 146 bị rơi tại miền trung Colombia đêm 28-11.
Vào lúc 9 giờ sáng 27-11 giờ địa phương (tức 21 giờ ngày 28-11 giờ Việt Nam), Cuba bắt đầu lễ tang quốc gia lãnh tụ cách mạng Fidel castro, từ trần hôm 25-11 ở tuổi 90.