Theo TASS, AP và TTXVN, ngày 20-3, các bộ trưởng ngoại giao và bộ trưởng quốc phòng của Nhật Bản và Nga nhóm họp tại Tô-ki-ô trong khuôn khổ cuộc đối thoại an ninh 2+2 đầu tiên sau ba năm gián đoạn. Chủ đề chính của cuộc họp kéo dài một ngày này là vấn đề an ninh khu vực và tìm kiếm đột phá trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước, điều đã ngăn cản hai nước ký hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ngoài ra, hai bên cũng đề cập các lĩnh vực hợp tác an ninh hàng hải, mở rộng trao đổi quốc phòng, hợp tác chống khủng bố và chống buôn lậu ma túy. Động thái này diễn ra trước chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê tới Nga vào tháng 4 tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản P.Ki-si-đa (bên phải) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp tại thủ đô Tô-ki-ô
* Cùng ngày, tại Tô-ki-ô, Bộ trưởng Ngoại giao P.Ki-si-đa và Bộ trưởng Quốc phòng T.I-na-đa của Nhật Bản đã có các cuộc hội đàm riêng rẽ với Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp và Bộ trưởng Quốc phòng X.Sôi-gu. Trong đó, các bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Nga đã nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác song phương nhằm giải quyết những thách thức về an ninh khu vực. Ngoài ra, các bộ trưởng quốc phòng hai nước cũng thảo luận các vấn đề nhạy cảm song phương trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang diễn biến phức tạp, bao gồm mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, kế hoạch triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc, cách hành xử ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
* Tại cuộc hội đàm giữa hai bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản và Nga, Bộ trưởng Ngoại giao P.Ki-si-đa cho biết, ông mong muốn thúc đẩy những nỗ lực nhằm tiến gần tới việc đạt được một hiệp ước hòa bình giữa Nhật Bản và Nga, nhất là thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung. Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao Nga X.La-vrốp bày tỏ nhất trí và cho rằng, sự phát triển kinh tế chung sẽ trở thành bước quan trọng để tạo ra môi trường thích hợp cho việc đạt được hiệp ước hòa bình giữa hai nước.
TheoNhandan
Các thư ký cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc ngày 13-3 đã đồng loạt đệ trình đơn từ chức tới Quyền Tổng thống kiêm Thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo-ahn. Động thái này diễn ra một ngày sau khi cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye rời khỏi văn phòng Tổng thống.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được xem là đã hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga V.Pu-tin (Vladimir Putin) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ T.Ơ-đô-gan (Recep Tayyip Erdogan) tại thủ đô Mát-xcơ-va, ngày 10-3...
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc hôm 8-3 thông báo, cơ quan này sẽ ra phán quyết cuối cùng liên quan tới việc luận tội Tổng thống bị đình chỉ chức vụ Park Geun-hye vào 11 giờ sáng ngày 10-3 tới theo giờ địa phương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6-3 đã ký một sắc lệnh cấm nhập cảnh mới áp dụng đối với công dân đến từ sáu quốc gia Hồi giáo vào vào Mỹ, thay vì bảy nước như trong lệnh cấm ông Trump đã ký trước đây gần một tháng.
Theo Channel News Asia, ngày 7-3, Thủ tướng Malaysia, Najib Razak đã chỉ đạo cảnh sát ngăn toàn bộ công dân Triều Tiên rời khỏi Malaysia cho đến khi toàn bộ công dân Malaysia ở Triều Tiên được đảm bảo an toàn.
(HBĐT) - “Góc Khuyến học” là điểm nhấn nổi bật nhất trong nhà văn hóa của xóm Á Đồng, xã Yên Trị (Yên Thủy). Cả khoảng tường rộng hơn 20 m2 được trang trọng treo những thông điệp về việc học; bảng vàng vinh danh học sinh giỏi, nhà tài trợ cho hoạt động khuyến học cùng nhiều hình ảnh, giấy khen, bằng khen về công tác khuyến học của xóm. Từ góc nhỏ này phần nào minh chứng được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân xóm á Đồng đối với công tác khuyến học.