Giới chức quân sự Mỹ, ngày 1-5, cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Washington triển khai trên đất Hàn Quốc đã bắt đầu giai đoạn hoạt động ban đầu và có khả năng đánh chặn tên lửa của Triều Tiên.
Một bộ phận đánh chặn thuộc hệ thống THAAD (góc phải) ở Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc, ngày 26-4. (Ảnh: Reuters) Tuy nhiên, theo nguồn tin này, hiện hệ thống mới chỉ ở giai đoạn khởi động sơ bộ và sẽ được nâng cấp để đạt hiệu suất hoạt động toàn diện trong vài tháng tới. Cũng theo thông tin từ giới chức Mỹ, Hàn Quốc đã thiết lập "biện pháp kiểm soát vùng hạn chế" trong khu vực triển khai THAAD vào ngày 30-4 để kiểm soát vùng trời tại đây. Các công tác chuẩn bị cũng đã được tiến hành để sẵn sàng cho hoạt động ban đầu của THAAD. Việc triển khai hệ thống này đã gây nhiều tranh cãi ở Hàn Quốc. Ứng cử viên tranh cử Tổng thống Hàn Quốc trong cuộc bầu cử vào ngày 9-5 sắp tới đã kêu gọi trì hoãn việc triển khai THAAD cho đến khi chính quyền mới được thành lập và có khả năng xem xét lại quyết định trên. Người dân địa phương tại thị trấn Seongju, tỉnh Bắc Gyeongsang đã phản đối quyết liệt việc triển khai hệ thống này tại đây. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng kịch liệt phản đối việc kích hoạt THAAD, cáo buộc hệ thống radar của nó có thể được sử dụng để do thám lãnh thổ Trung Quốc, mặc dù Washington luôn khẳng định THAAD hoàn toàn nhằm mục đích tự vệ. Trong khi đó, Mỹ và đồng minh Hàn Quốc cũng đang gặp bất đồng liên quan đến chi phí cho hoạt động của hệ thống THAAD. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước tuyên bố muốn phía Hàn Quốc cùng chi trả cho hệ thống trị giá hàng tỷ USD này và đã thông báo với Seoul về vấn đề trên. Đổi lại, chính quyền Hàn Quốc cũng nêu rõ, Washington đã khẳng định sẽ gánh vác chi phí của THAAD và Seoul không có nghĩa vụ tài chính. Ngoài hệ thống THAAD, Hàn Quốc cũng đang vận hành hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3, trong khi Nhật Bản đang nâng cấp hệ thống phòng thủ PAC-3 của mình và nghiên cứu triển khai một hệ thống phòng thủ bờ biển lắp đặt trên các tàu chiến Nhật dựa trên hệ thống tên lửa Aegis. Mỹ hiện đang triển khai sáu hệ thống THAAD trên toàn thế giới với nhiệm vụ đánh chặn và tiêu diệt tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối của hành trình bay ngay trong hoặc bên ngoài khí quyển trái đất. |
|
TheoNhandan
Lúc 19 giờ 41 phút ngày 20-4 (giờ địa phương), Trung Quốc đã phóng thành công tàu vũ trụ chở hàng đầu tiên mang tên Thiên Chu-1 vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-7 Y2.
Vậy là chỉ sau 76 ngày cầm quyền, cam kết “sẽ không can thiệp vào vũng lầy Syria” trong chiến dịch tranh cử đã bị chính Tổng thống Mỹ Donald Trump phá vỡ bởi quyết định bắn 59 quả tên lửa vào căn cứ không quân al-Sharyat của Syria ngày 7-4-2017. Chính bởi sự bất ngờ này nên tuy không gây quá nhiều thiệt hại cho quân đội Syria, vụ không kích lại đang gây nên những vết nứt hết sức quan ngại không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà cả trong đời sống quốc tế.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm (Donald Trump) tuyên bố, Oa-sinh-tơn có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng thử vũ khí hạt nhân làm dấy lên những lo ngại về rủi ro của cuộc chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, trong mọi kịch bản chiến tranh, Mỹ và Hàn Quốc có thể sẽ giành phần thắng, nhưng với một cái giá rất đắt.
Khoảng 1.000 binh sĩ không quân và các máy bay chiến đấu của Mỹ đã tham gia diễn tập chung với lực lượng không quân Hàn Quốc nhằm bảo đảm sự sẵn sàng ứng phó với các hành động khiêu khích từ phía CHDCND Triều Tiên, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), ngày 17-4 thông báo.
Không khí đón năm mới cổ truyền dân tộc Bun Pi Mày đang tràn ngập khắp nước Lào. Năm nay, tại nhiều vùng miền của Lào có mưa lớn, đây là điều đặc biệt ít thấy dịp năm mới. Theo quan niệm người Lào, càng được té nước ướt nhiều là càng may mắn, an lành và hạnh phúc vì có thêm nước lộc của trời.
CHDCND Triều Tiên sáng 16-4 đã phóng một tên lửa từ TP Sinpo ở bờ biển phía đông nước này, tuy nhiên, vụ phóng tên lửa được cho là đã thất bại, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết cùng ngày.