Hãng thông tấn Antara đưa tin, Trung tâm Khí tượng, Thời tiết và Địa vật lý Indonesia(BMKG) thông báo, một trận động đất mạnh 6,2 độ richte vừa xảy ra lúc 12 giờ 25 phút hôm nay tại Lombok.


Người dân trú trong lều tạm gần bệnh viện Tanjung trên đảo Lombok (ảnh: Jakarta post)

Trận động đất có tâm chấn trên đất liền, cách khu dân cư Bắc Lombok về phía tây bắc 6km, có độ sâu 12km.

Trận động đất này đã gây hỗn loạn tại Bệnh viện Tanjung Field và khiến một phần của trụ sở Tanjung Koramil, nơi được sử dụng làm bếp ăn công cộng bị sập đổ. Trận động đất cũng gây ra rung chấn mạnh có thể cảm nhận được ở nhiều khu vực trên đảo Lombok.

Trước đó, người đứng đầu BMKG Dwikorita Karrnawati sáng nay thông báo tình hình tại Lombok đã an toàn và tất cả người dân Lombok đều có thể trở về nhà.

Ông Dwikorita cho biết: "Sẽ vẫn có các trận động đất nhỏ xảy ra trong từ ba đến bốn tuần nữa. Chúng ta phải chấp nhận điều này bởi chúng là quá trình tự nhiên”. Trận động đất lần này là chu trình 200 năm của quá trình đứt gãy các mảnh kiến tạo dưới biển Flores và lần đứt gãy giải phóng năng lượng mạnh nhất đã kết thúc.

Thống kê thương vong không trùng khớp

Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Thảm họa quốc gia (BNPB) và Trung tâm quản lý điều hành của Cơ quan quản lý thảm họa khu vực Tây Nusa Tenggara (BPBD) vẫn đang làm rõ các số liệu thống kê khác nhau liên quan tới số người thương vong trong trận động đất mạnh 7 độ richte vừa qua.

Người phụ trách Trung tâm Dữ liệu, thông tin và quan hệ công chúng của BNPB Sutopo Purwo Nugroho cho biết: "Chỉ huy nhóm đặc trách và giám đốc điều hành BPBD phải làm rõ ngay bốn số liệu khác nhau về số người thiệt mạng”.

Theo ông Sutopo, tổng số nạn nhân thiệt mạng phải được thống nhất nhanh chóng bởi đây là vấn đề nhạy cảm, và số liệu này phải được công bố trùng khớp, đồng thời đây việc này thuộc thẩm quyền của BPBD Tây Nusa Tenggara.

"Các báo cáo số liệu nạn nhân phải được dưa trên việc xác định danh tích các nạn nhân, tên, tuổi, giới tính và thông tin nơi cư trú để thông tin về các nạn nhân là chính xác”, ông Sutopo giải thích.

Hiện thông tin về số lượng người thiệt mạng đang có sự khác biệt khi mỗi cơ quan chức năng cung cấp một số liệu. BNPB Tây Nusa Tenggara và BPBD thông báo số người thiệt mạng tại Lombok tính đến hết ngày thứ tư là 164 người. Trong khi đó Quân đội Indonesia (TNI) thông báo tổng số người thiệt mạng là 381 người. Chính quyền khu dân cư Bắc Lombok và BPBD địa phương thông báo có 347 người thiệt mạng. Chính quyền Tây Nusa Tennara và Trung tâm tìm kiếm cứu hộ quốc gia thông báo có 226 người chết.

Theo thống kê, hơn 70 nghìn người dân bị mất nhà cửa, phải sống trong các lều tạm sau trận động đất mạnh 7 độ richte hôm 5-8. Các cơ quan chức năng, các nhóm cứu trợ chính phủ Indonesia và quốc tế đang triển khai các hoạt động hỗ trợ nhu yếu phẩm và y tế cho người dân ở bị ảnh hưởng bởi động đất. Quân đội Indonesia cho biết ba máy bay vận tải Hercules chở nhu yếu phẩm, thuốc men, chăn, lều tạm và nước uống đã tới Lombok phục vụ công tác cứu trợ.

 

                   TheoNhandan

 

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục