Ngày 3-9, Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo, nước này đang đàm phán với Triều Tiên về ngày thành lập văn phòng liên lạc chung nhằm tăng cường thông tin giữa hai nước.



Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon (bên phải) bắt tay Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thống nhất Tổ quốc của Triều Tiên Ri Son-kwon (bên trái) tại cuộc họp cấp cao song phương diễn ra ngày 1-6 tại làng đình chiến Panmunjom.

Trả lời họp báo, Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Baik Tae-hyun cho biết, dự kiến các đặc phái viên của Hàn Quốc được cử tới Triều Tiên lần này sẽ thống nhất về ngày thiết lập văn phòng liên lạc chung giữa hai nước vào thứ tư tới.

Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết thêm, hai bên đã tham vấn về việc mở văn phòng liên lạc chung, tuy nhiên ngày cụ thể chưa được thống nhất.

Trước đó, tại cuộc gặp thượng đỉnh Hàn Quốc – Triều Tiên ngày 27-4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thống nhất về việc thiết lập một văn phòng liên lạc chung giữa hai nước, đặt tại thị trấn biên giới Kaesong phía bên Triều Tiên.

Việc thành lập văn phòng liên lạc chung giữa hai nước dự kiến diễn ra vào tháng trước, nhưng đã bị chậm lại do những bế tắc giữa Bình Nhưỡng và Washington về tiến trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.

Ngày 5-9, Tổng thống Hàn Quốc sẽ cử một phái đoàn đặc biệt gồm năm đặc phái viên tới Bình Nhưỡng. Trưởng phái đoàn là ông Chung Eui-yong, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống kiêm người đứng đầu Văn phòng An ninh quốc gia thuộc Phủ Tổng thống Hàn Quốc.

Bốn đặc phái viên còn lại gồm: Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia (NIS) Suh Hoon, Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-sung, Thư ký Tổng thống về các vấn đề nhà nước Yun Kun-young và một quan chức cấp cao của NIS là Kim Sang-gyun.

Theo lịch trình, phái đoàn Hàn Quốc gồm năm đặc phái viên sẽ sử dụng đường bay qua khu vực biên giới biển phía tây giữa hai nước để đến Bình Nhưỡng và quay trở về Hàn Quốc trong ngày 5-9.

Nhiệm vụ của các đặc phái viên Hàn Quốc được cử tới Triều Tiên lần này là nhằm thống nhất ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc – Triều Tiên lần thứ ba, đồng thời thảo luận về chương trình nghị sự và đối thoại giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, như tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Trước đó, Hàn Quốc và Triều Tiên cùng thống nhất sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ ba giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên trước khi kết thúc tháng 9-2018.


Theo Nhandan

Các tin khác


Nỗ lực ngăn chặn leo thang xung đột ở Xy-ri

Theo Roi-tơ, ngày 30-8, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố cho biết, Thứ trưởng Ngoại giao Nga M.Bô-gđa-nốp thảo luận với lãnh đạo phe đối lập Xy-ri N.Ha-ri-ri về những lựa chọn cho việc thiết lập hòa bình ở Xy-ri. Nga nhấn mạnh cần tổ chức đàm phán giữa Chính phủ Xy-ri và lực lượng đối lập "có tính xây dựng”.

Afghanistan: Thêm chỉ huy chủ chốt của Taliban bị tiêu diệt

Tân Hoa xã đưa tin người phát ngôn quân đội Afghanistan tại khu vực miền Bắc Mohammad Hanif Rezai ngày 30/8 cho biết chỉ huy chủ chốt Qari Qayum của phiến quân Taliban đã thiệt mạng trọng một vụ đụng độ tại tỉnh Baghlan, miền Bắc nước này.

Thủ tướng Đức Angela Merkel bắt đầu công du ba nước Tây Phi

Tối 29/8 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tới Senegal, bắt đầu chuyến công du ba nước khu vực Tây Phi gồm Senegal, Ghana và Nigeria với hy vọng sự phát triển của châu lục này sẽ giúp ngăn chặn làn sóng di cư và hỗ trợ cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Vỡ đập tại Myanmar, hơn 50 nghìn người phải sơ tán

Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà chức trách Myanmar cho biết, hơn 50 nghìn người tại miền trung nước này đã phải sơ tán sau vụ vỡ đập sáng 29-8, gây ngập lụt tại các thị trấn, làng mạc lân cận và khiến một tuyến đường cao tốc phải đóng cửa.

Thủ tướng Đức và Tổng thống Mỹ quan ngại về các diễn biến tại Syria

Ngày 27-8, Văn phòng của Thủ tướng Đức và của Tổng thống Mỹ cho biết, bà Angela Merkel và ông Donald Trump đã có cuộc điện đàm, trong đó chia sẻ quan ngại về các diễn biến tại Syria, đặc biệt là tình hình nhân đạo ở khu vực chung quanh Idlib.

Bạo lực liên quan người di cư tại Đức

Theo tin nước ngoài, ngày 28-8, cảnh sát và giới chức an ninh Đức bị chỉ trích sau khi bạo lực xảy ra khiến ít nhất sáu người bị thương trong cuộc biểu tình phản đối của phe cực hữu liên quan người di cư, ở thành phố miền đông Chem-nít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục