Ngày 25/9, phát biểu trong phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 tại New York, Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố việc ký kết hiệp ước hòa bình giữa Nhật Bản và Liên bang Nga sẽ tạo cơ sở cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Đông Bắc Á.


Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: Kyodo)


Thủ tướng Abe cho rằng Nhật Bản và Nga cần giải quyết tranh chấp lãnh thổ và ký kết hiệp ước hòa bình. Một khi hai nước đạt được hiệp ước này, hòa bình và thịnh vượng ở Đông Bắc Á sẽ có cơ sở rõ ràng hơn. 

Ông Abe đánh giá hiện tại quan hệ Nhật-Nga đang trong tình trạng bất thường, bởi hai nước chưa ký hiệp ước hòa bình kết thúc chiến tranh. 

Người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản nêu rõ ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang nỗ lực phối hợp để tìm giải pháp cho tình trạng này, trong đó, ông Abe dự kiến tiến hành cuộc gặp song phương với nhà lãnh đạo Nga trong thời gian tới.

Tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông, Tổng thống Putin đã đề xuất Nga và Nhật Bản ký kết hiệp ước hòa bình vào cuối năm nay mà không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. 

Thủ tướng Abe cũng nêu rõ lập trường của Nhật Bản rằng nước này sẽ ký kết hiệp ước hòa bình sau khi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết, song ông khẳng định quyết tâm cùng với nhà lãnh đạo Nga thúc đẩy việc ký kết hiệp ước. 

Trong nhiều thập niên, Moskva và Tokyo đã tổ chức tham vấn nhằm tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Trở ngại chính của vấn đề này là tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo mà Nga gọi là Nam Kuril, còn Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc. 

Khu vực tranh chấp gồm 4 hòn đảo, Nga lần lượt gọi là Iturup, Kunashir, Khabomai và Shicotan, còn Nhật Bản gọi là Etorofu, Kunashiri, Habomai và Shikotan. 

Tranh chấp lãnh thổ chẳng những khiến hai nước không ký được hiệp ước hòa bình sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại giao và thương mại song phương. 

Gần đây, hai nước đều thể hiện thiện chí giải quyết những bất đồng xung quanh vấn đề này thông qua việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế chung tại quần đảo trên./.

 

             TheoVietnamplus

Các tin khác


"Đàm phán Mỹ-Triều phụ thuộc vào thông điệp của ông Kim Jong-un"

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã nhận được một "lá thư tuyệt vời" từ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới đây, nhấn mạnh các mối quan hệ "rất tốt" giữa hai bên.

Chủ tịch Cuba Diaz-Canel đặt chân xuống New York, lần đầu tiên tới Mỹ

Theo Reuters, ngày 23/9, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Diaz-Canel đã đặt chân xuống New York, đánh dấu chuyến đi đầu tiên của ông tới Mỹ.

Nga công bố "chi tiết từng phút" về vụ trinh sát cơ bị bắn rơi

Nga cho rằng Israel đã dùng trinh sát cơ Il-20 làm "lá chắn" trước hệ thống phòng không Syria và cung cấp thông tin sai dẫn tới thảm kịch.

Không khí đón Tết Trung thu tại một số nước trên thế giới

Từ ngày 22-9, hàng triệu người Hàn Quốc đã bắt đầu trở về nhà để đoàn tụ với gia đình nhân dịp Chuseok, hay còn gọi là Tết Trung thu. Ước tính khoảng 36,64 triệu người, tương đương 70% dân số "xứ sở kim chi”, sẽ tham gia cuộc "di dân” thường niên này.

Thế giới hoan nghênh kết quả của hội nghị thượng đỉnh liên Triều

Sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc ký kết tuyên bố chung vào ngày 19-9, nhất trí triển khai các biện pháp bổ sung nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân và các mối đe dọa xung đột vũ trang trên Bán đảo Triều Tiên, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã bày tỏ hoan nghênh kết quả của cuộc gặp lịch sử này.

Mỹ-Philippines đối thoại về hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông

Theo Philstar, hoạt động quân sự hóa gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông nằm trong chương trình nghị sự của cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục