Giới chức Indonesia và các chuyên gia cảnh báo rằng do núi lửa Anak Krakatau vẫn đang hoạt động nên một trận sóng thần thứ 2 có thể bắt đầu bất cứ lúc nào sau khi thảm họa tự nhiên ngày 22/12, vốn khiến con số thương vong lên tới hơn 1.000 người.


Indonesia có thể tiếp tục hứng sóng thần vì núi lửa vẫn phun trào - Ảnh 2.

Khói bốc mù mịt khi núi lửa Anak Krakatau phun trào ngày 23/12 (Ảnh: Reuters)

 Theo cập nhật mới nhất của hãng tin RT, đã có 235 người chết và gần 900 người bị thương khi thảm họa sóng thần tấn công khu vực dân cư nằm trên đảo Sumatra và Java tại eo biển Sunda của Indonesia vào tối ngày 22/12.

Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa chất Indonesia (BMKG) xác định rằng nguyên nhân sóng thần không đến từ động đất mà có thể là do núi lửa Anak Krakatau phun trào gây lở đất dưới biển và kết hợp với thủy triều ngày trăng tròn. BMKG giải thích rằng hệ thống cảnh báo sóng thần của Indonesia ở khu vực Sunda chưa phát hiện được mối đe dọa từ phát sinh núi lửa.

Vì vậy, những cư dân sống gần khu vực Anak Krakatau hiện đang được cảnh báo tránh xa khu vực các bãi biển vì núi lửa trên vẫn đang tiếp tục hoạt động vào ngày 23/12 và có thể khiến một trận sóng thần mới xuất hiện bất cứ lúc nào.

Hoạt động cứu hộ cứu nạn bị chậm trễ do đường xá bị tàn phá. Chính quyền Indonesia đã đưa các thiết bị nâng hạng nặng tới những khu vực bị tàn phá nặng nề để tìm kiếm dưới những đống đổ nát.

Hình thành từ năm 1927 sau khi núi lửa Krakatoa phun trào, núi lửa Anak Krakatau trong thời gian gần đây đã có dấu hiệu hoạt động trở lại và giới chức Indonesia đã khuyến cáo người dân tránh xa khu vực xung quanh miệng núi lửa. Ngày 21/11, Anak Krakatau đã phun trào trong 2 phút 12 giây tạo thành một cột khói cao 400m.

Một phần nguyên nhân thảm họa tự nhiên gây ra con số chết chóc quá lớn là do nó bất ngờ xảy ra vào ban đêm, khiến người dân không kịp trở tay. Hệ thống cảnh báo sóng thần dường như vẫn khá thô sơ và còi ở một số khu vực được cho là không hoạt động khi sóng thần ập tới, theo Reuters.

Con sóng dữ dội đã cuốn phăng hàng trăm ngôi nhà, xe hơi, lật tung cây cối ở một số khu vực thu hút khách du lịch.

Nằm trên "Vành đai lửa” ở Thái Bình Dương, Indonesia thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất, sóng thần mỗi năm. Hồi tháng 9, hơn 2.000 người đã thiệt mạng khi thảm họa tự nhiên ập tới thành phố Palu của đảo Sulawesi. Tuy nhiên, những trận động đất nghi do núi lửa làm thay đổi cấu tạo địa chất như trận ngày 22/12 không thường xuyên xảy ra.

 

Indonesia có thể tiếp tục hứng sóng thần vì núi lửa vẫn phun trào - Ảnh 3.

Khung cảnh đổ nát, tan hoang sau thảm họa (Ảnh: ABS CBN)

 

Indonesia có thể tiếp tục hứng sóng thần vì núi lửa vẫn phun trào - Ảnh 4.

Một người đàn ông không cầm nổi nước mắt khi thấy thi thể thân nhân (Ảnh: CBN)

 

Indonesia có thể tiếp tục hứng sóng thần vì núi lửa vẫn phun trào - Ảnh 5.

Thi thể các nạn nhân xấu số (Ảnh: AFP)

 

Indonesia có thể tiếp tục hứng sóng thần vì núi lửa vẫn phun trào - Ảnh 6.

Đồ họa cho thấy vị trí của núi lửa phun trào và khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần ở khu vực eo biển Sunda (Đồ họa: BBC)

Theo Dân Trí

Các tin khác


Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Syria

Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders thông báo, Mỹ đã bắt đầu rút quân khỏi Syria "do chúng tôi chuyển sang giai đoạn tiếp của chiến dịch này”.

Những sự kiện thế giới nổi bật năm 2018

Thế giới chứng kiến một loạt cuộc gặp thượng đỉnh hạ nhiệt bán đảo Triều Tiên, nhưng cũng đối mặt với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các vụ đụng độ và nhiều thiên tai, thảm họa.

Chính phủ Syria ưu tiên giải phóng tỉnh Idlib

Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Walid al-Moallem ngày 17-12 cho biết, ưu tiên hiện nay của Chính phủ Syria là giải phóng tỉnh Idlib.

Trung Quốc kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa

Sáng 18-12, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Thủ đô Bắc Kinh, đã diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa, với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước cùng gần 3.000 đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân Trung Quốc.

Thúc đẩy kiến tạo hòa bình ở Xy-ri

Theo tin nước ngoài và TTXVN, ngày 16-12, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Xy-ri X.Mi-xtu-ra cho biết, đất nước Xy-ri bị chiến tranh tàn phá chỉ có thể có hòa bình thông qua một bản hiến pháp toàn diện, đáng tin cậy thời hậu chiến.

Ðẩy mạnh chiến dịch truy quét IS ở các nước

Theo Roi-tơ và TTXVN, người phát ngôn liên quân do Mỹ đứng đầu, Ðại tá X.Rai-ân cho biết, cuộc chiến chống tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại vùng đất cuối cùng do chúng kiểm soát ở miền đông Xy-ri đang diễn ra rất thuận lợi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục