Các nhà kinh tế của Thái-lan cho biết, những năm gần đây, việc áp dụng các hệ thống tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang khiến cho thị trường lao động của nước này phải đối mặt với nguy cơ thiếu việc làm trong tương lai gần.


Tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đe dọa thị trường lao động tại Thái-lan

Robot lắp ráp trong một nhà máy sản xuất ô-tô của Honda tại Thái-lan. (Ảnh: Pattanapong)

Dựa trên một khảo sát mới đây do Viện Xây dựng năng lực con người Thái-lan thực hiện cho thấy, nhiều doanh nghiệp của nước này khi tuyển dụng đều yêu cầu người lao động phải có các kỹ năng phù hợp với các ngành công nghiệp mục tiêu mới mà chính phủ Thái-lan đang thúc đẩy, bao gồm: ô-tô thế hệ mới, điện tử thông minh, du lịch, chăm sóc sức khỏe y tế, nông nghiệp và công nghệ sinh học, ẩm thực, robot tự động, hậu cần và hàng không, nhiên liệu sinh học và hóa sinh, kỹ thuật số, dịch vụ y tế, quốc phòng, giáo dục.

Tuy nhiên, theo ông Thavorn Chalassathien, Chủ tịch Viện Xây dựng năng lực con người Thái-lan cho biết, chỉ khoảng 30% lượng học viên tại các cơ sở dạy nghề của Thái-lan có thể phục vụ thị trường lao động hiện nay, trong khi phần lớn 70% không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng.

Nói về triển vọng lao động của Thái-lan trong năm 2019, ông Thavorn cho rằng, điều này không mấy khả quan, khi nhiều công ty sản xuất đang áp dụng các hệ thống tự động hóa và AI tại các cơ sở của họ nhằm thay thế cho lao động phổ thông.

Điều này được lý giải rằng khi các doanh nghiệp áp dụng công nghệ trong các khâu sản xuất sẽ giải quyết được nhu cầu thiếu lao động có kỹ năng phù hợp, hạ giá thành sản xuất và chất lượng sản phẩm cũng được cải thiện hơn so với cách làm truyền thống. Ông Thavorn cho rằng, các công ty nên tự thiết lập các chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực sẵn có của họ trong bối cảnh thiếu hụt lao động như hiện nay.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn phát triển lao động quốc gia (Bộ Lao động), đồng thời là Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Thái-lan, ông Tanit Sorat cho rằn,g kỷ nguyên công nghiệp 4.0 đang dần thay đổi lĩnh vực sản xuất toàn cầu, khi nhiều công ty đã điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ thông qua việc áp dụng các hệ thống tự động và AI.

Điều này có thể sẽ khiến các cơ hội việc làm tại Thái-lan trở nên hạn hẹp hơn trong tương lai gần, khi mà người lao động chưa thể đáp ứng các kỹ năng cần thiết trước các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới cũng đang chậm lại trong năm nay, các nhà sản xuất toàn cầu sẽ không có nhu cầu tuyển dụng lao động mới như đối tượng sinh viên mới ra trường, ông Tanit nhận định.

Vị Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Thái-lan cho biết, tỷ lệ thất nghiệp tại Thái-lan đã tăng từ năm 2018 ở mức 1% và hầu hết trong số đó đến từ lĩnh vực sản xuất. Dự kiến trong năm 2019, tỷ lệ này ở Thái-lan sẽ tiếp tục tăng khoảng từ 1,2-1,3%, tương đương khoảng 400.000 - 500.000 lao động trong tổng số 38 triệu lao động trên cả nước.

                                                                                    Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục