Người đứng đầu ngành nông nghiệp Trung Quốc cũng cho biết, dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào Trung Quốc từ tháng 8 năm ngoái. Tính đến thời điểm hiện tại, đã xuất hiện 122 ổ dịch tả lợn châu Phi, trong đó có 119 ổ dịch lợn nhà, ba ổ dịch lợn rừng, tại 30 tỉnh, thành phố ở Trung Quốc.
Hiện nay, tình hình dịch đã được kiểm soát hiệu quả với xu hướng chậm lại, có 108 vùng dịch và 21 tỉnh, thành phố đã dỡ bỏ cách ly, phong tỏa dịch tả lợn châu Phi.
Cũng theo ông Hàn Trường Phú, từ tháng 12-2018 đến nay, số lượng vùng dịch mới xuất hiện thấp hơn nhiều so với số vùng dịch được dỡ bỏ phong tỏa; ba tháng đầu năm, số ổ dịch xuất hiện bình quân mỗi tháng thấp hơn 10 vùng; tình hình chăn nuôi lợn và cung ứng thịt lợn ở Trung Quốc đã cơ bản ổn định.
Triển khai công tác phòng dịch tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Về các giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi thời gian tới, Trung Quốc sẽ kiên trì thực hiện đồng bộ hiệu quả các giải pháp, tiến hành phòng chống theo vùng miền, địa bàn; tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch, cũng như tăng cường nghiên cứu các công nghệ liên quan đến vaccine phòng dịch.
Theo thông tin từ Hội thảo quốc tế tổ chức tại Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi lần đầu xuất hiện năm 1921, đến nay đã có 64 quốc gia và vùng lãnh thổ từng xuất hiện dịch; đặc biệt từ cuối năm ngoái đến nay, tình hình dịch ngày càng nghiêm trọng, đã có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ xuất hiện hơn 6.500 ổ dịch. Hiện nay, vẫn chưa có vaccine hiệu quả trong điều trị bệnh tả lợn châu Phi.
Các nước Arab đưa ra quan điểm và thống nhất lập trường về một loạt những thách thức đang phải đối mặt nhằm hướng tới mục tiêu duy trì hợp tác, thúc đẩy hòa bình và ổn định ở khu vực.