Nhà thờ Đức Bà Paris ngổn ngang, hư hại sau vụ hỏa hoạn kinh hoàng
Thứ tư, 17/4/2019 | 8:09:12 Sáng
Vụ hỏa hoạn kinh hoàng ngày 15/4 đã khiến mái vòm và tháp chuông giữa của Nhà thờ Đức Bà Paris bị thiêu rụi và đổ sập. Công tác khôi phục, tu sửa được cho là sẽ mất nhiều năm, thậm chí hàng chục năm.
Khung cảnh ngổn ngang, đổ nát ở giáo đường bên trong Nhà thờ Đức Bà sau vụ cháy. (Ảnh: Reuters)
Hành lang bên trong nhà thờ ngổn ngang sau khi mái vòm và tháp chuông sập xuống. (Ảnh: Reuters)
Mái vòm của nhà thờ bị sập. (Ảnh: Reuters)
Một phần mái vòm bị thiêu rụi và đổ sập trong vụ cháy. (Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
Mái nhà thờ phủ đầy tro đen và hư hại sau vụ cháy. (Ảnh: Reuters)
(Ảnh: Reuters)
Các bức tượng trên mái nhà thờ may mắn vẫn nguyên vẹn sau vụ hỏa hoạn. (Ảnh: Reuters)
Một trong những ưu tiên hàng đầu của lực lượng cứu hỏa là bảo tồn những cổ vật quý của nhà thờ, trong đó có các bức tượng. (Ảnh: Reuters)
Hàng loạt tượng cổ đã được chuyển đến xưởng trùng tu chỉ vàu ngày trước vụ hỏa hoạn để phục vụ cho công tác tu sửa nhà thờ. (Ảnh: AFP)
Nhiều cổ vật có giá trị cũng được sơ tán an toàn đến Tòa thị chính Paris. (Ảnh: AFP)
Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn, song các nhà điều tra và lực lượng cứu hỏa cho rằng nó có thể liên quan đến hoạt động tu sửa đang diễn ra ở nhà thờ. (Ảnh: Reuters)
Giới chuyên gia cho rằng, việc khôi phục Nhà thờ Đức Bà Paris có thể mất nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. (Ảnh: News Media)
Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và các cá nhân đã lên tiếng sẵn sàng hỗ trợ Pháp khôi phục lại di sản văn hóa gần 1000 năm tuổi này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố quyết tâm khôi phục lại nhà thờ trong 5 năm. (Ảnh: PBS)
Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.
Ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài hơn một thập kỷ tới và dự đoán rằng hai quốc gia khó có thể giải quyết những bất đồng trong tương lai gần.
Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.