Theo Reuters và TTXVN, ngày 22-5, ít nhất sáu người chết và 200 người bị thương trong các cuộc biểu tình bùng phát thành bạo loạn xảy ra ở thủ đô Jakarta, sau khi Ủy ban Bầu cử Indonesia (KPU) công bố kết quả bầu cử tổng thống.


Cảnh sát Indonesia được tăng cường ở thủ đô Ja.karta.

Người biểu tình tập trung tại khu vực chung quanh Văn phòng Trung tâm Jakarta thuộc Cơ quan Giám sát bầu cử (Bawaslu) và KPU. Các cuộc biểu tình bắt đầu một cách ôn hòa nhưng sau đó trở nên dữ dội, buộc cảnh sát phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông.

Sau khi đương kim Tổng thống Indonesia J.Widodo và người liên danh tranh cử M.A-men có bài phát biểu chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử, ứng cử viên đối thủ P.Subianto, cựu tướng quân đội, không chấp nhận kết quả kiểm phiếu cuối cùng. Ông tuyên bố sẽ huy động các cuộc biểu tình rầm rộ cũng như đệ đơn khiếu kiện lên Tòa án Hiến pháp.

Phó Tổng thống Indonesia J.Kalla đã có bài phát biểu về phong trào quần chúng hay còn gọi là "sức mạnh nhân dân", cho rằng các cuộc biểu tình với xu hướng không tích cực và kéo dài chỉ xảy ra trong trường hợp đất nước rơi vào khủng hoảng chính trị và kinh tế, trong khi cả hai mối nguy này đều không hiện hữu ở Indonesia. Ông kêu gọi người dân bảo đảm trật tự và không phá vỡ các quy tắc.

Ngày 21-5, cơ quan cảnh sát quốc gia Indonesia ban bố tình trạng báo động tại thủ đô Jakarta. Người phát ngôn cảnh sát quốc gia, Chuẩn tướng Prasetyo cho biết, tình trạng báo động có hiệu lực kể từ ngày 21-5 và sẽ kết thúc vào ngày 26-5. Trong thời gian này, các phần tử vũ trang có thể âm mưu thực hiện tiến công bằng bom nhằm vào các cuộc tuần hành vốn được lên kế hoạch từ trước nhằm phản đối kết quả bỏ phiếu.

Cùng ngày, đội đặc nhiệm chống khủng bố 88 của Indonesia (Densus 88) đã bắt giữ năm nghi phạm khủng bố đang trên đường từ Garut, Tây Java đến thủ đô Jakarta. Danh tính của các nghi phạm khủng bố đã được xác định và được cho là thuộc mạng lưới khủng bố Tây Java.

                TheoNhandan

Các tin khác


Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua tuyên bố chính trị mới, trong đó nêu bật cam kết tăng cường nỗ lực nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030. Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị cấp cao về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Ðại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 đang diễn ra tại New York (Mỹ).

Đoàn kết vì hòa bình và phát triển toàn cầu

Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 ngày 19/9 đã khai mạc, với chủ đề chính đề cao xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết toàn cầu và hành động vì mục tiêu hòa bình và phát triển bền vững.

Iran sẵn sàng đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

Iran tuyên bố, sẵn sàng đàm phán gián tiếp với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, bên lề Kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, Mỹ. Tehran cũng theo đuổi nỗ lực đàm phán ngoại giao nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.

Xe khách lao xuống vực ở Peru khiến ít nhất 24 người thiệt mạng

Theo cảnh sát Peru, hiện chưa xác định được nguyên nhân của vụ xe khách lao xuống vực tại khu vực được mệnh danh là "Curva del Diablo" (Khúc quanh của quỷ).

Cộng đồng quốc tế tiếp tục viện trợ cho Libya sau thảm họa lũ lụt

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục