Các nhà lãnh đạo của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) không thể đạt được nhất trí về người sẽ kế nhiệm Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker.
(Từ trái sang): Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Thủ tướng Đức Angela Merkel trước Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, Bỉ ngày 20/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Mặc dù khẳng định Đức vẫn hoàn toàn ủng hộ cơ chế "ứng cử viên hàng đầu" trong việc lựa chọn người đảm nhận cương vị Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), song Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng phải thừa nhận rằng điều này sẽ gặp nhiều khó khăn khi Nghị viện châu Âu (EP) quá "rời rạc" và nhiều bất đồng.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, phát biểu tại Hạ viện, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh Berlin luôn có trách nhiệm với châu Âu. Bà hy vọng Đức và EP có thể đi đến một giải pháp mang lại hiệu quả cho châu Âu mà không cần phải loại bỏ cơ chế trên. Nhưng để làm được điều đó, hai bên cần có các động thái và nỗ lực chung.
Bà Merkel đưa ra phát biểu trên trong bối cảnh các nhà lãnh đạo của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) không thể đạt được nhất trí về người sẽ kế nhiệm Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker.
Lý do là vì Đức ủng hộ ứng cử viên chính của đảng Nhân dân châu Âu (EPP), nhóm chính trị lớn nhất trong EP, ông Manfred Weber.
Trong khi đó, Pháp và Tây Ban Nha ủng hộ các ứng cử viên tự do theo xu hướng xã hội chủ nghĩa. Nhóm các nước Đông Âu gồm Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia lại muốn dành lá phiếu cho ông Michel Barnier, người đang đảm nhiệm cương vị nhà đàm phán Brexit của EU.
Cơ chế "ứng cử viên hàng đầu” từng được áp dụng hồi năm 2014 để bầu ông Junker làm Chủ tịch EC và được các nghị sĩ trong EP ủng hộ. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều quốc gia phản đối cơ chế này./.
Theo TTXVN
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ trích truyên bố của Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili, trong đó cáo buộc Moskva "gây mất ổn định tình hình tại nước này."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng ngày 25/6 cho biết Bắc Kinh hy vọng cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến diễn ra vào cuối tuần này sẽ giúp xây dựng lòng tin và giải quyết "các vấn đề tồn đọng” giữa hai bên.
Bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết ngoài lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei của Iran bị trừng phạt, Mỹ cũng đưa 8 chỉ huy lực lượng Vệ binh cách mạng Iran vào danh sách đen và phong tỏa hàng tỉ USD tài sản của nước này.
Trong bối cảnh Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới chống Iran, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ngày 24/6 đã kêu gọi đối thoại và tiến hành các biện pháp giúp chấm dứt căng thẳng tại vùng Vịnh.
Hiệp định Khu vực thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) bắt đầu đi vào hiệu lực, đưa châu Phi trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia, kể từ khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập. Ngoài việc loại bỏ thuế đối với hoạt động thương mại nội khối châu Phi, AfCFTA còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực và hưởng lợi từ thị trường "lục địa đen".
Lời cảnh báo được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua và bất ngờ rút lại lệnh tấn công Iran vào phút chót.