Hiệp định Khu vực thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) bắt đầu đi vào hiệu lực, đưa châu Phi trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia, kể từ khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập. Ngoài việc loại bỏ thuế đối với hoạt động thương mại nội khối châu Phi, AfCFTA còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực và hưởng lợi từ thị trường "lục địa đen".

Cơ hội bứt phá của châu Phi

Cảng biển tại Tê-ma, Ga-na. Ảnh News Ghana

Đầu tháng 4-2019, Quốc hội Găm-bi-a phê chuẩn AfCFTA, đưa tổng số thành viên phê chuẩn hiệp định này lên con số 22, ngưỡng tối thiểu để AfCFTA có hiệu lực. Cánh cửa giao thương giữa các quốc gia châu Phi, lục địa với 1,2 tỷ dân và là thị trường trị giá 2.500 tỷ USD được mở rộng. Trước đó, tháng 3-2018, 44 trong số 55 quốc gia thành viên Liên minh châu Phi (AU) đã ký hiệp định thành lập AfCFTA tại thủ đô Ki-ga-li của Ru-an-đa. Theo đó, các nước thành viên AfCFTA cam kết bãi bỏ thuế đối với hơn 90% các mặt hàng trong tương lai. Phát biểu ý kiến trước khi ký kết thỏa thuận, Tổng thống Ru-an-đa P.Ca-ga-mê tin tưởng, một khu vực tự do thương mại hứa hẹn sẽ mang lại thịnh vượng cho các quốc gia châu Phi.

Sau khi AfCFTA đi vào hoạt động, việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan hứa hẹn giúp tăng giá trị trao đổi thương mại nội khối thêm 60% trong vòng ba năm tới. Theo AU, hiện nay, kim ngạch thương mại giữa các nước bản địa chỉ chiếm 16% trong tổng giá trị thương mại của toàn châu lục. AfCFTA cũng sẽ góp phần bảo đảm tăng trưởng bền vững, tạo việc làm, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy phát triển công nghiệp và hội nhập kinh tế toàn cầu.

Theo giới chuyên gia, AfCFTA sẽ trở thành sợi dây liên kết các nước châu Phi thành một khối thống nhất, với hệ thống quy tắc, luật chơi chung về thương mại, đầu tư, đồng thời biến châu Phi thành một "cực" trong hệ thống thương mại toàn cầu. Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, AfCFTA được kỳ vọng có thể giúp tiếng nói của lãnh đạo châu Phi có thêm trọng lượng trong việc đàm phán các thỏa thuận thương mại với các đối tác kinh tế lớn, như Mỹ, Liên hiệp châu Âu (EU) hay Trung Quốc… Sau khi có hiệu lực, AfCFTA cũng tác động đến những quốc gia có nhiều trao đổi thương mại và nhập khẩu nguyên liệu thô từ châu Phi, như EU, Trung Quốc, Ấn Ðộ, Mỹ…

Với AfCFTA, châu Phi sẽ trở thành khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về số nước tham gia, kể từ khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập. Các công cụ hỗ trợ của AfCFTA bao gồm: các quy tắc xuất xứ; lịch trình nhượng bộ thuế quan về thương mại hàng hóa; nền tảng thanh toán số; cổng thông tin về tình hình thương mại châu Phi… đang được gấp rút hoàn tất để phục vụ triển khai AfCFTA. Hiệp định này cũng sẽ mở đường thúc đẩy thành lập Liên minh hải quan châu Phi vào năm 2022.

AfCFTA hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho châu Phi, song việc tận dụng tiềm năng từ hiệp định này cũng là bài toán không đơn giản cho các quốc gia thành viên. Hiểu được các động lực chính của hiệp định và các biện pháp tốt nhất để khai thác cơ hội và vượt qua các rủi ro, thách thức là hết sức cần thiết. Nam Phi, Ai Cập, Ma-rốc, Kê-ni-a… được đánh giá là sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ AfCFTA, nhờ cơ sở hạ tầng và ngành sản xuất phát triển. Trong khi đó, các nước kém phát triển sẽ gặp khó khăn trong quá trình triển khai ban đầu, do hạn chế về cơ sở hạ tầng, thương mại.

Phát biểu nhân dịp AfCFTA đi vào hiệu lực, Ủy viên AU phụ trách về thương mại A.Mu-chan-ga nhấn mạnh, đây là thời khắc lịch sử, khi mà cả châu lục cùng thống nhất thực hiện cam kết tăng cường hội nhập kinh tế. Theo giới phân tích, với hiệp định này, châu Phi sẽ trở thành tâm điểm của năm 2019, khi "giấc mơ châu Phi" đang dần trở thành hiện thực.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Trung-Triều nhất trí tạo tương lai tươi sáng cho quan hệ song phương

Hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Kim Jong-un đã nhất trí phối hợp với nhau để tạo ra tương lai tươi sáng cho các quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước.

Tổng thống Nga Vladimir Putin giao lưu trực tuyến với người dân

Vào lúc 12 giờ ngày 20-6 (giờ Moscow, tức 16 giờ giờ Hà Nội), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bắt đầu cuộc giao lưu trực tuyến lần thứ 17 với người dân Nga. Trong 4 giờ 8 phút "giao lưu trực tuyến” với người dân, Tổng thống Putin đã kịp trả lời 81 câu hỏi của người dân Nga về các vấn đề kinh tế - xã hội, chính sách đối nội, đối ngoại và nhiều vấn đề quốc tế và khu vực mà người dân quan tâm.

Nga nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì Hiệp ước START mới

Ngày 19-6, bình luận về tuyên bố của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton rằng Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược (START) mới có thể sẽ không được gia hạn, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng cần phải duy trì Hiệp ước này nhằm bảo đảm an ninh và hòa bình trên toàn cầu.

Chính phủ Nga bàn biện pháp tăng tốc phát triển kinh tế

Ngày 19-6, trong cuộc họp chính phủ bàn về kết quả các mục tiêu phát triển quốc gia trong lĩnh vực kinh tế và nhà ở, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev kêu gọi Chính phủ Nga đưa ra các biện pháp để "làm nóng" nền kinh tế Nga ngay trong năm nay.

Vấn đề cải cách WTO sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Các cuộc thảo luận thực chất về thương mại, trong đó có vấn đề cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chắc chắn sẽ diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) vào tuần tới tại Osaka. Thông tin này được đại diện Bộ Tài chính Nhật Bản, Thứ trưởng Thương mại Nhật Bản phụ trách các vấn đề kinh tế quốc tế Masatsugu Askawa cho biết ngày 19-6. 

Động đất mạnh, cảnh báo sóng thần tại Nhật Bản

Theo Cơ quan khí tượng Nhật Bản, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter vừa làm rung chuyển khu vực ngoài khơi bờ biển của tỉnh Yamagata, phía bắc Nhật Bản với độ rung lắc đủ mạnh để phá hủy các tòa nhà và kéo theo cảnh báo sóng thần từ 0,2 đến một mét.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục