Theo dự án mang tên LNG Canada trị giá 30 tỷ USD, Canada dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy hóa lỏng khí đốt, có công suất 7 triệu tấn/năm/nhà máy tại tỉnh British Columbia.


Ảnh minh họa. (Nguồn: shell.com)

Theo kế hoạch, Canada sẽ bắt đầu xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sang thị trường châu Á vào năm 2024 trong dự án mang tên LNG Canada, trị giá 40 tỷ CAD (30 tỷ USD).

Dự án này được chính phủ liên bang Canada mạnh tay hỗ trợ về tài chính, với gói trợ cấp lên đến 275 triệu CAD được Ottawa công bố vào cuối tháng 6/2019.

Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Ottawa, tập đoàn Roval Dutch Shell giữ vai trò "đầu tàu" của dự án, phối hợp cùng các đối tác gồm tập đoàn dầu mỏ quốc gia Malaysia Petronas , tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Corp. và 2 công ty năng lượng khác của châu Á.

LNG Canada dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy hóa lỏng khí đốt, có công suất 7 triệu tấn/năm/nhà máy tại tỉnh British Columbia, Canada.

Theo Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau, dự án này sẽ đưa tài nguyên của Canada tới các thị trường mới, đa dạng hóa hoạt động thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và kiến tạo việc làm cho tầng lớp trung lưu tại Canada.

Theo ước tính của tập đoàn dầu mỏ Anh BP, Canada sản xuất 184,7 tỷ m3 khí đốt tự nhiên trong năm 2018, xếp sau Mỹ, Nga và Iran.

Hiện Canada đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ, trong bối cảnh nước láng giềng được dự báo sẽ trở thành nhà xuất khẩu ròng năng lượng trong năm 2020.

Canada là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ tư thế giới và xuất khẩu một nửa sản lượng sang Mỹ.

Theo thống kê, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Canada sang Mỹ trong năm 2018 đã giảm 6% về khối lượng so với năm 2017 và có thể sẽ giảm với tốc độ mạnh hơn trong tương lai.

Tình hình hiện nay buộc Canada phải tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới. Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Canada Amarjeet Sohi nhận định Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ là các thị trường xuất khẩu đầy hứa hẹn đối với Canada.

Nhật Bản hy vọng giảm sự phụ thuộc vào Trung Đông trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình, khi tình hình tại khu vực này đang leo thang căng thẳng.

Bộ trưởng Sohi khẳng định Canada sẽ là nhà cung cấp năng lượng tốt và "rất ổn định" cho Nhật Bản.

Ngoài dự án LNG Canada, chính phủ Canada cũng đã phê duyệt một số dự án xây dựng các nhà máy LNG khác. Ottawa coi LNG là một phần quan trong trong chính sách năng lượng sạch của mình./.

TheoVietnamplus

Các tin khác


Thêm một tàu chở hàng khởi hành từ cảng của Ukraine trên Biển Đen

Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Những ''''rạn nứt về ủng hộ Ukraine'''' bắt đầu nổi lên ở phương Tây?

Những rạn nứt ở phương Tây dường như bắt đầu lộ rõ trong tuần qua về sự hỗ trợ cho Ukraine liên quan đến cuộc xung đột với Nga.

Quan chức Ukraine dự báo xung đột với Nga có thể kéo dài đến năm 2035

Ông Aleksey Arestovich, cựu cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelensky, cho biết xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kéo dài hơn một thập kỷ tới và dự đoán rằng hai quốc gia khó có thể giải quyết những bất đồng trong tương lai gần.

Indonesia bắt giữ đối tượng khủng bố nguy hiểm

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, lực lượng chống khủng bố nước này đã bắt giữ một đối tượng nguy hiểm tại tỉnh Tây Papua.

Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục