Ngày 7/8, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hạ thấp tính chất nghiêm trọng của những vụ phóng tên lửa mới đây của Triều Tiên, cho rằng những hành động này sẽ không làm thay đổi triển vọng đàm phán về vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Một ngày sau khi Triều Tiên gọi các vụ thử tên lửa tầm ngắn là một "cảnh báo" đối với cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, Ngoại trưởng Pompeo nói với các phóng viên rằng điều này không ảnh hưởng tới cách tiếp cận của Washington với khu vực.


 Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN

Ông nêu rõ: "Chiến lược của chính quyền Tổng thống (Donald) Trump liên quan tới Triều Tiên không thay đổi. Nỗ lực của chúng tôi là nhằm đạt được phi hạt nhân hóa Triều Tiên hoàn toàn". Quan chức ngoại giao Mỹ đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ quay lại bàn đàm phán trong những tuần tới.

Ngoại trưởng Pompeo cũng nhấn mạnh rằng những vụ phóng mới đây của Triều Tiên không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa đáng báo động như hồi năm 2017, 2018 và Bình Nhưỡng đã ngừng thử vũ khí hạt nhân từ tháng 9/2017.      

Trong những tuần gần đây và ngay trong ngày 6/8, Triều Tiên đã phóng một loạt vật thể mà Hàn Quốc cho là tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra Biển Nhật Bản. Theo giới quân sự Hàn Quốc, động thái này của Triều Tiên là nhằm phản đối các cuộc tập trận chung giữa Mỹ - Hàn Quốc.

Trong một tuyên bố cùng ngày, Triều Tiên nhấn mạnh các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc vi phạm các thỏa thuận mà Bình Nhưỡng đạt được với hai nước trên và Washington cùng Seoul thiếu "ý chí chính trị” đối với các cuộc đàm phán hòa bình. 

Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành cuộc tập trận chung, mang tên Dong Maeng, dự kiến kéo dài nửa tháng. Đây là cuộc diễn tập tham mưu chỉ huy trên máy tính với nội dung đối phó với tình huống khẩn cấp trên bán đảo Triều Tiên.

Nguồn tin quân đội Hàn Quốc cho biết Seoul và Washington sẽ tăng cường giám sát và đề phòng Triều Tiên tiến hành các vụ phóng tên lửa trong thời gian diễn ra tập trận. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, hiện hai nước chưa có kế hoạch tiến hành thêm các cuộc tập trận chung trong tương lai.

Trước đó, trong các ngày 25/7, 31/7 và 2/8, Triều Tiên cũng đã tiến hành các vụ phóng vật thể ra Biển Nhật Bản, trong đó hai vụ phóng ngày 31/7 và 2/8 được tuyên bố là nhằm thử nghiệm hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt cỡ lớn mới phát triển. 

 

                            Theo TTXVN

Các tin khác


Giới chức Australia, Mỹ, Nhật Bản quan ngại về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông

Tờ The Canberra Times số ra ngày 3/8 đưa tin trong thông báo sau cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan) tuần qua, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cùng người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc” trước "những thông tin đáng tin cậy” về những hoạt động cản trở các dự án dầu khí trên Biển Đông, ám chỉ việc các tàu của Trung Quốc ngăn cản hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Xác định được danh tính nghi phạm trong vụ xả súng tại El Paso

Ít nhất 20 người đã thiệt mạng và 26 người khác bị thương trong vụ xả súng xảy ra ngày 3/8 tại một một siêu thị Wal-Mart ở thành phố El Paso (En Pa-xô) thuộc bang Texas (Tếch-dớt), Mỹ.

Indonesia cảnh báo nguy cơ sóng lớn tấn công một số khu vực ven biển

Theo Phó Giám đốc BMKG, Mulyono Rahadi, sóng lớn khác với sóng thần và cảnh báo sớm này không liên quan đến trận động đất mạnh 6,9 độ làm rung chuyển một số khu vực của tỉnh Banten tối 2/8.

Iran và UAE tăng cường hợp tác an ninh biên giới trên biển

Các cuộc gặp thường kỳ giữa quan chức Iran và UAE có thể giúp tăng cường tương tác ở khu vực biên giới chung, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân và ngư dân hai nước.

Chuyên gia quốc tế lo ngại ý đồ độc chiếm Biển Đông tại hội thảo CSIS

Giáo sư về quản lý chính sách ở Đại học Keio, ông Toshihiro Nakayama cho biết Nhật Bản là nước "rất dễ bị tổn thương" trước những diễn biến tiêu cực trên Biển Đông.

Thúc đẩy hợp tác xuyên lục địa

Việc các quốc gia Liên minh châu Phi (AU) đã chính thức ra mắt Khu vực thương mại tự do châu Phi (AfCFTA) được xem là bước tiến vì hòa bình và thịnh vượng của châu lục. AfCFTA không chỉ đem lại cơ hội thúc đẩy thương mại nội khối mà còn mở ra triển vọng hợp tác giữa châu Phi và châu Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục