Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới, còn gọi là START-3, "là hiệp ước có thiếu sót và lỗi thời", có thể bị hủy bỏ khi hết hạn vào năm 2021 để thay thế bằng một hiệp ước mới.


Mỹ và Nga vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trên nhiều vấn đề. (Nguồn: Moneycontrol)

Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (START) mới, còn gọi là START-3, "là hiệp ước có thiếu sót và lỗi thời", có thể bị hủy bỏ khi hết hạn vào năm 2021 để thay thế bằng một hiệp ước mới. Đại sứ Mỹ tại Nga, người vừa xin từ chức hồi đầu tháng này, ông Jon Huntsman ngày 14/8 đã đưa ra nhận định trên trong cuộc trả lời phỏng vấn đài phát thanh Tiếng vọng Moskva (Nga).

Theo ông Huntsman, START-3 không đề cập tới các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng như vũ khí phi hạt nhân mới do hiệp ước này được Mỹ và Nga ký vào năm 2010, trước thời điểm thế giới xuất hiện các cuộc chiến tranh mạng, tên lửa siêu vượt âm và bệ phóng hạt nhân dưới biển...Quan chức Mỹ nêu rõ: "một số người muốn gia hạn START-3, số khác muốn thay thế bằng một hiệp ước mới. Tôi không chắc hiệp ước này sẽ đi đến đâu."

Tuy nhiên, ông cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ một hiệp ước phù hợp với kỷ nguyên hiện đại
Hiện Mỹ chưa có quyết định chính thức về vấn đề gia hạn START-3, sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2021. Tuy nhiên, theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton, có khả năng hiệp ước này sẽ không được gia hạn.

Theo ông Bolton, hiệp ước trên không bao gồm các vũ khí hạt nhân chiến lược tầm ngắn hay hệ thống phóng mới của Nga, bởi vậy cần tập trung vào điều gì "tốt hơn," thay vì gia hạn một thỏa thuận chưa hoàn thiện. Ông cũng tuyên bố Washington muốn đàm phán về kiểm soát vũ khí với Nga và Trung Quốc.

START-3 được Mỹ và Nga ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí tấn công chiến lược của mình để sau 7 năm kể từ ngày hiệp ước có hiệu lực, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo gắn trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 thiết bị phóng tên lửa đã được triển khai và chưa được triển khai.

Hiệp ước cũng bắt buộc Nga và Mỹ trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện phóng 2 lần mỗi năm. Nga coi START mới là "hòn đá tảng đối với an ninh thế giới," song Washington nhiều lần đề cập khả năng không gia hạn hiệp ước này./.

 

        Theo TTXVN

Các tin khác


Gần 30.000 người chết ở Trung Quốc nếu nhiệt độ tăng thêm chỉ 0,5 độ C

'Nhiệt độ không khí bên ngoài ở Trung Quốc tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới và những đợt khí nóng sẽ xảy ra thường xuyên hơn sắp tới'.

Chicago rúng động loạt vụ nổ súng cuối tuần, 40 người bị thương

Sở Cảnh sát Chicago (Mỹ) thông báo có tới 40 người bị bắn cuối tuần qua trong một loạt vụ nổ súng ở thành phố này.

Triều Tiên: Đặt điều kiện khôi phục đối thoại liên Triều

Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố, các cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ gây trở ngại cho đối thoại liên Triều, bởi "xác định Triều Tiên như một kẻ thù”. Do đó, Bình Nhưỡng sẽ không khôi phục liên lạc nếu Xơ-un và Oa-sinh-tơn không ngừng cuộc diễn tập quân sự đang tiến hành, hoặc đưa ra "lý do chính đáng” hay "lời giải thích chân thành” cho vấn đề này. Quan chức Triều Tiên cũng cho biết, các cuộc thử vũ khí mới đây của Bình Nhưỡng là "hoạt động thường xuyên để hiện đại hóa vũ khí thông thường”.

Canada sẽ xuất khẩu khí đốt hóa lỏng sang châu Á vào 2024

Theo dự án mang tên LNG Canada trị giá 30 tỷ USD, Canada dự kiến sẽ xây dựng hai nhà máy hóa lỏng khí đốt, có công suất 7 triệu tấn/năm/nhà máy tại tỉnh British Columbia.

Syria bác bỏ thỏa thuận thiết lập vùng an toàn của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ

Hãng thông tấn nhà nước Syria SANA đưa tin, ngày 8-8, Bộ Ngoại giao Syria cho biết, chính phủ nước này bác bỏ thỏa thuận giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về thiết lập một vùng an toàn tại phía bắc Syria.

Tổng thống Mỹ nhận định việc kiểm soát vũ khí tấn công vẫn chưa nhận được sự ủng hộ chính trị

Ngày 7/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng việc thực thi các biện pháp siết chặt kiểm soát vũ khí tấn công gây chết người, như các loại súng trường trong các vụ xả súng vừa qua, vẫn chưa nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục