Ngày 21-8, người phát ngôn Ủy ban châu Âu cho biết, năm nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) sẽ tiếp nhận người di cư bị mắc kẹt trên tàu cứu hộ Open Arms những ngày gần đây và được đưa lên đảo Lampedusa của Italy đêm qua.


Năm nước EU đồng ý tiếp nhận người di cư trên tàu Open Arms

Tàu cứu hộ Open Arms chở người di cư cập cảng Lampedusa. (Ảnh: Reuters)

Theo người phát ngôn Ủy ban châu Âu Tover Ernst, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Luxembourg và Bồ Đào Nha sẽ cử các nhóm làm việc tới ghi tên và phỏng vấn người di cư, tiến hành các hoạt động kiểm tra cần thiết và bố trí phương tiện di chuyển. Điều đó có nghĩa là việc phân bổ người di cư tới các quốc gia EU khác sẽ diễn ra trong nhiều hơn "một vài ngày”.

"Ủy ban châu Âu sẽ làm hết sức để hỗ trợ và giúp bảo đảm rằng các thủ tục được xử lý nhanh chóng nhất có thể”, bà Ernst khẳng định.

Tàu cứu hộ Open Arms do tổ chức nhân đạo cùng tên của Tây Ban Nha vận hành đã giải cứu nhiều người di cư tại khu vực ngoài khơi bờ biển Libya. Tuy nhiên, sau khi không được Italy cho phép cập cảng, tàu Open Arms đã mắc kẹt trên biển trong gần ba tuần. Italy cho rằng, nước này đã và đang gánh vác quá nhiều trách nhiệm trong việc giải quyết dòng người di cư từ châu Phi tới châu Âu.

Tổ chức Open Arms cho biết, những người di cư trên tàu này đã phải sống trong cảnh khốn cùng và cần gấp rút tìm chỗ ở. Chín người di cư trên tàu đã nhảy xuống biển và tìm cách bơi vào bờ trong ngày 20-8.

Tuy nhiên, đêm qua, gần 100 người di cư, chủ yếu đến từ châu Phi, đã được lên đảo Lampedusa, sau khi một công tố viên Italy ra lệnh tịch thu tàu Open Arms và sơ tán những người có mặt trên con tàu này.

Giám đốc, người sáng lập Open Arms, ông Oscar Camps xác nhận, tàu này sẽ tạm thời bị tịch thu và đây là "cái giá mà Open Arms chấp nhận để bảo đảm rằng những người trên tàu đều có thể được giúp đỡ”. "Chúng tôi cho rằng điều cần thiết là phải ưu tiên sức khỏe và sự an toàn của người di cư trong trường hợp khẩn cấp nhân đạo này”, ông Camps nói.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Liên hợp quốc tăng cường cứu trợ sau thảm hoạ lũ lụt ở Libya

Ngày 24/9, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về Libya Abdoulaye Bathily nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp hành động quốc gia để vượt cuộc khủng hoảng hiện nay ở quốc gia Bắc Phi này, sau khi xảy ra thảm họa lũ lụt ở miền Đông Libya.

Hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Các nhà lãnh đạo thế giới đã thông qua tuyên bố chính trị mới, trong đó nêu bật cam kết tăng cường nỗ lực nhằm đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân vào năm 2030. Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị cấp cao về bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, được tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao Ðại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78 đang diễn ra tại New York (Mỹ).

Đoàn kết vì hòa bình và phát triển toàn cầu

Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 ngày 19/9 đã khai mạc, với chủ đề chính đề cao xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết toàn cầu và hành động vì mục tiêu hòa bình và phát triển bền vững.

Iran sẵn sàng đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

Iran tuyên bố, sẵn sàng đàm phán gián tiếp với Mỹ về thỏa thuận hạt nhân, bên lề Kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York, Mỹ. Tehran cũng theo đuổi nỗ lực đàm phán ngoại giao nhằm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống Iran.

Xe khách lao xuống vực ở Peru khiến ít nhất 24 người thiệt mạng

Theo cảnh sát Peru, hiện chưa xác định được nguyên nhân của vụ xe khách lao xuống vực tại khu vực được mệnh danh là "Curva del Diablo" (Khúc quanh của quỷ).

Cộng đồng quốc tế tiếp tục viện trợ cho Libya sau thảm họa lũ lụt

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Libya cho biết cơ quan này sẽ đánh giá kỹ hơn về tình hình nhằm giúp gia tăng nỗ lực ứng phó tại Derna và các khu vực chịu ảnh hưởng khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục