Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8-10 thông báo số lượng người di cư trái phép vào biên giới phía nam của Mỹ giáp với Mexico đã giảm liên tiếp trong bốn tháng qua. Tuy nhiên, tính trong 12 tháng qua, vẫn có gần 1 triệu người di cư trái phép vào biên giới phía nam giáp với Mexico bị bắt giữ. Đây là con số cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ.


Số lượng người di cư tới biên giới Mỹ giảm liên tiếp trong bốn tháng

Số người di cư trái phép tới Mỹ giảm liên tiếp bốn tháng qua (Ảnh: Reuters)

Quyền Giám đốc Cơ quan Hải quan và biên giới Mỹ (CBP) Mark Morgan cho biết, lực lượng hải quan đã bắt giữ 52 nghìn người di cư vào tháng 9-2019, giảm 65% từ mức đỉnh 144 nghìn người di cư bị bắt giữ hồi tháng 5-2018 tại khu vực biên giới phía nam này. Số lượng này bao gồm cả những người di cư trái phép và những người bị từ chối được cấp phép vào Mỹ tại các trạm hải quan.

Ông Morgan cho biết "CBP sẽ tiếp tục phối hợp với các nước đối tác, đặc biệt là Mexico, El Salvador, Guatemala và Honduras để giải quyết vấn đề có thể ví như là một cuộc khủng hoảng khu vực này”.

Số lượng người di cư qua biên gới thường có xu hướng giảm trong những tháng hè nóng bức và có xu hướng tăng trở lại khi thời tiết lạnh hơn. Tuy nhiên, các quan chức chính quyền Mỹ bác bỏ nguyên nhân này. Ông Morgan nói rằng các chính sách chiến lược của chính quyền đã phát huy hiệu quả, mang lại kết quả này.

Phát biểu với báo giới từ Nhà Trắng, ông Morgan nói: "Những chiến lược của chính quyền đã mang lại các kết quả, các kết quả đáng kể”.

Những chính sách này bao gồm việc từ chối cấp quy chế tị nạn cho hầu hết những người di cư từ một quốc gia khác tới biên giới Mexico-Mỹ và buộc hơn 45 nghìn người di cư trở lại Mexico để chờ đợi xét duyệt đơn xin tị nạn.

Bên cạnh việc hạn chế những điều kiện để người di cư được xin tị nạn, Nhà Trắng đã thúc đẩy việc xây thêm tường rào dọc biên giới dài khoảng 3.200 km, đồng thời chuyển ngân sách của các chương trình khác vào việc xây dựng bức tường sau khi Quốc hội từ chối cấp ngân sách. Theo ông Morgan, một đoạn tường rào mới dài 114 km đã được xây dựng và tổng cộng khoảng 724 km sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2020.

Quyền Giám đốc CPB cho hay, hiện có chưa tới 4 nghìn người đang bị giam giữ tại khu vực biên giới. Bốn tháng trước, số người bị giam giữ lên tới khoảng 19 nghìn người, một con số khổng lồ khi mà chỉ 4 nghìn người bị giam giữ đã được coi là một cuộc khủng hoảng.

Chính quyền Mỹ hiện phụ thuộc vào Mexico để trả lại những người xin quy chế tị nạn về khu vực biên giới bên Mexico để chờ các phán quyết của tòa án Mỹ cấp quy chế tị nạn.

Tuy nhiên ngày càng có nhiều báo cáo rằng những người di cư bị bắt cóc, cướp bóc hoặc trở thành nạn nhân tống tiền tại Mexico. Số vụ giết người ở Mexico đã tăng vọt lên gần 35 nghìn vụ vào năm ngoái, tăng từ mức cao nhất trong vụ bạo lực hồi năm 2011 khiến 27 nghìn người người thiệt mạng.

Mexico hiện triển khai trấn áp tại các khu vực biên giới phía bắc của nước này với Mỹ khiến số lượng người di cư tới Mỹ giảm dần. Quyền Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Kevin McAleenen đã ký các thỏa thuận hợp tác về người tị nạn và an ninh biên giới với các nước nam Mỹ gồm Mexico, Guatemala, Honduras và El Salvador nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư tới Mỹ. Những người di cư này phải chi trả khoảng 7.000 USD hoặc hơn cho những đường dây tội phạm đưa tới Mỹ trong những hành trình nguy hiểm và rủi ro chết người.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục