Năm 2019 chứng kiến sự bùng nổ các làn sóng biểu tình của người dân trên khắp thế giới, gây bất ổn chính trị và rối loạn xã hội.
Dưới đây là những sự kiện biến động đáng chú ý làm chao đảo thế giới trong năm qua:
Biểu tình ở Mỹ Latinh
Người dân biểu tình phản đối tình trạng bất bình đẳng kinh tế, xã hội gia tăng tại thủ đô Santiago, Chile ngày 23/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Chile rơi vào khủng hoảng xã hội nghiêm trọng từ giữa tháng 10 vừa qua sau khi chính phủ của Tổng thống Sebastian Piñera quyết định tăng giá vé tàu điện ngầm, dẫn tới các cuộc biểu tình phản đối những chính sách chính phủ trên quy mô toàn quốc. Các buộc biểu tình đã làm 26 người thiệt mạng, buộc chính phủ phải lên kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân về cải tổ Hiến pháp vào ngày 26/4/2020 nhằm xoa dịu tình hình.
Trong khi đó, biểu tình bùng phát ở Bolivia sau khi Tổng thống Evo Morales tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 vào ngày 20/10 vừa qua cũng đã đẩy quốc gia Nam Mỹ này lâm vào khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Hàng chục người đã thiệt mạng do bạo lực leo thang. Trước sức ép của dư luận, ông Morales đã phải từ chức ngày 10/11 và sang Mexico tị nạn chính trị sau 14 năm cầm quyền. Hiện Quốc hội Bolivia đang chuẩn bị cho một cuộc tổng tuyển cử mới dự kiến diễn ra vào năm 2020.
Người dân Ecuador và Colombia đã đồng loạt xuống đường trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua để phản đối các chính sách bất công xã hội, yêu cầu chính phủ phải có biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến cải cách kinh tế, y tế, hệ thống lương hưu, tình trạng bạo lực, bất công, tham nhũng... Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã làm tê liệt hầu như toàn bộ hoạt động ở 2 nước này.
Biến động ở Bắc Phi và Trung Đông
Làn sóng biểu tình bùng nổ ở Algeria sau khi cựu Tổng thống Abdelaziz Bouteflika, 81 tuổi, nắm quyền trong suốt 20 năm qua, có ý định tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thứ 5 vào cuối 2018. Người dân Algeria bất mãn vì cho rằng chính quyển của ông Bouteflika tham nhũng, quan liêu và không vực dậy được nền kinh tế, vốn chỉ dựa vào nguồn thu chính là dầu mỏ. Dưới sức ép từ phía phong trào biểu tình, ông Bouteflika đã tuyên bố không tranh cử nhiệm kỳ 5 và từ chức.
Ở Sudan, ông Omar al-Bashir - nắm quyền 30 năm, đã bị quân đội lật đổ hồi tháng 4 năm nay sau các cuộc biểu tình kéo dài trong nhiều tháng của dân chúng. Hơn 250 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Ngày 24/12, chính phủ chuyển tiếp Sudan và một phe phái đối lập đã đạt được thỏa thuận hòa bình, mở đường cho những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt nhiều năm qua tại quốc gia châu Phi này.
Trong khi đó, kể từ đầu tháng 10 vừa qua, hàng chục nghìn người Iraq đã xuống đường tham gia các cuộc biểu tình tại thủ đô Baghdad và các tỉnh miền Nam đòi chính quyền tiến hành cải cách toàn diện, cải thiện các dịch vụ công, tạo thêm việc làm cho người dân và chấm dứt nạn tham nhũng. Số liệu thống kê cho thấy trên 460 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng vũ trang Iraq. Quốc hội Iraq ngày 24/12 đã thông qua dự luật bầu cử mới - yêu cầu lớn nhất của làn sóng biểu tình hiện nay nhằm hướng tới các cuộc bầu cử công bằng hơn.
Liban đã trải qua tình trạng biểu tình trên cả nước trong hơn 2 tháng qua, dẫn tới nội các của Thủ tướng Saad Hariri phải từ chức. Biểu tình bùng phát sau khi Chính phủ của ông Hariri thông báo kế hoạch tăng thuế lên người dân Liban thay vì tiến hành kế hoạch tập trung vào các biện pháp cải cách để cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Ngày 15/11, biểu tình đã bùng phát tại Iran sau khi chính phủ quyết định bỏ trợ giá xăng dầu và tăng giá từ 50% trở lên đối với xăng dầu bơm tại các trạm. Quyết định này là nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu xăng dầu đã gia tăng tại Iran do đồng rial mất giá so với đồng USD, kể từ khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử ký năm 2015 giữa Iran với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức) khiến giá xăng dầu rất thấp do được trợ giá đã dẫn tới tình trạng tiêu thụ xăng dầu tăng mạnh, với 80 triệu người dân Iran mua trung bình 90 triệu lít/ngày.
Biểu tình bạo lực ở Hong Kong (Trung Quốc)
Các cuộc biểu tình kéo dài tại Hong Kong ban đầu để phản đối Dự luật dẫn độ đã nhanh chóng biến thành các cuộc bạo loạn, đẩy Đặc khu hành chính này tới bờ vực khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Khủng hoảng xã hội ở Pháp
Làn sóng đình công phản đối cải cách chế độ hưu trí ở Pháp bùng phát từ đầu tháng 12, làm rối loạn giao thông công cộng khắp cả nước, đặc biệt là tại thủ đô Paris. Hàng triệu người đã tham gia các cuộc tuần hành và biểu tình tại các thành phố lớn, dẫn đến giảm đáng kể năng suất lao động. Chính phủ Pháp, nghiệp đoàn và tổ chức lao động đã nhiều lần tiến hành đối thoại nhằm tìm kiếm sự thỏa hiệp, song mọi nỗ lực vẫn chưa được hiện thực hóa.
Theo TTXVN
Cơ quan Địa chất Colombia thông báo, hai trận động đất mạnh có độ lớn lần lượt là 6,2 và 5,7 đã làm rung chuyển khu vực miền Trung nước này trong ngày 24-12. Hiện chưa thông tin về tình hình thương vong hay thiệt hại lớn do động đất.
Rất nhiều người hành hương mong muốn một lần trong đời đến được nơi Chúa Jesus ra đời trong đêm Giáng sinh bởi sẽ có một đám rước đến Bethlehem và sau đó họ sẽ cử hành thành lễ nửa đêm trong nhà thờ.
Một nguồn tin cho biết hàng chục triệu USD đã được phân bổ cho Cục đạn dược của đảng Lao động Triều Tiên, làm dấy lên hoài nghi về sự sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Chiều 23/12, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khởi hành tới Trung Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhật- Trung- Hàn sẽ diễn ra trong ngày 24/12.
Nhà chức trách Philippines ngày 23-12 thông báo, ít nhất 11 người thiệt mạng và hơn 300 người khác phải nhập viện điều trị sau khi uống rượu dừa truyền thống tại hai tỉnh Lagune và Quezon, miền nam Manila, Philippines.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 22/12 cho biết nước này sẽ không thể một mình gánh vác trách nhiệm tiếp nhận dòng người tị nạn mới đến từ tỉnh Idlib của Syria.