Theo Tổng thống, việc thành lập Hội đồng Quốc gia Amazon nhằm phản ứng lại những chỉ trích về cách xử lý của ông trong các chính sách môi trường.
Khoảng rừng Amazon bị chặt phá tại Brazil. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 12/2 ký ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng quốc gia Amazon, phụ trách việc tổ chức các hành động liên chính phủ nhằm "bảo vệ, gìn giữ và phát triển bền vững" khu vực rừng mưa Amazon.
Hội đồng trên sẽ nằm dưới sự giám sát của Văn phòng Phó Tổng thống Hamilton Mourao.
Brazil từng có một Hội đồng Amazon được thành lập năm 1995, trực thuộc Bộ Môi trường, với thành phần gồm đại diện một số cơ quan chính phủ cũng như các thống đốc của các bang trong khu vực rừng Amazon.
Với sắc lệnh mới, Tổng thống Bolsonaro đã lập ra một hội đồng khác, không có sự tham gia của các thống đốc bang và chỉ bao gồm 14 thành viên Nội các.
[Brazil: Diện tích rừng Amazon bị chặt phá lớn nhất trong 5 năm qua]
Theo Tổng thống, việc thành lập Hội đồng Quốc gia Amazon nhằm phản ứng lại những chỉ trích về cách xử lý của ông trong các chính sách môi trường. Tổng thống Jair Bolsonaro bày tỏ hy vọng: "Chúng ta có thể đưa ra câu trả lời cần thiết cho những người chỉ trích chúng ta."
Quyết định trên được công bố trong bối cảnh các nhà khoa học, cơ quan bảo vệ môi trường và các số liệu báo cáo chính thức cho thấy tình trạng chặt phá rừng Amazon có nguy cơ gia tăng trong năm nay, sau khi năm 2019 ghi nhận mức độ tàn phá đã lên mức cao nhất trong 11 năm qua.
Tổng diện tích rừng bị chặt phá trong tháng 1/2020 đã tăng gấp đôi so với cùng thời điểm năm ngoái với 280km2 rừng bị phát quang.
Được xem là "lá phổi xanh" của thế giới, rừng Amazon có vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu lượng lớn khí thải CO2, góp phần làm chậm lại tốc độ biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, nạn chặt phá rừng liên tục gia tăng, cùng với thảm họa cháy rừng năm 2019 đã gióng lên hồi chuông báo động về tình hình cấp bách bảo vệ khu rừng này.
Các nhà khoa học cũng như các tổ chức bảo vệ môi trường lo ngại rằng các vụ cháy và nạn chặt phá rừng Amazon sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu hiện nay và đe dọa đến đa dạng sinh học./.
TheoVietnamplus
Người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ lo ngại về những trường hợp lây nhiễm virus corona ở những người chưa từng tới Trung Quốc.
Thêm 97 ca tử vong vì virus corona, tăng 11,9% so với hôm qua, nâng tổng số người chết lên 910, số ca nhiễm là 40.553.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm nay (9/2) cho biết, tay súng cuồng sát vừa bị bắn hạ ở nước này tức tối vì một thoả thuận đất đai và cảm thấy bị lừa.
Chiều 9/2/2020, Lễ trao trang thiết bị, vật tư y tế của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã diễn ra tại sân bay Quốc tế Nội Bài.
Đến 6 giờ sáng nay 9-2, số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trên thế giới tiếp tục tăng lên 37.111 ca mắc và 804 ca tử vong. So với con số được công bố lúc 16 giờ chiều qua, số mắc tăng hơn 2.200 trường hợp và thêm 84 người tử vong vì căn bệnh này.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 6 giờ sáng nay, ngày 8-2, con số mắc bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trên thế giới tiếp tục tăng lên 34.376 trường hợp, trong đó tại Trung Quốc đại lục ghi nhận 34.048 ca mắc và 717 công dân nước này tử vong.