Ngày 8/3, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã ký sắc lệnh hạn chế ra vào khu vực tâm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, gồm toàn bộ vùng Lombardia, 14 tỉnh thuộc Veneto, Emilia Romagna, Piemonte và Marche. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 8/3 - 3/4.
Bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 khám bệnh tại bệnh viện Cremona, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Conte nêu rõ đây "không phải là lệnh cấm tuyệt đối”, các hoạt động vẫn diễn ra, tàu điện và máy bay vẫn hoạt động để đáp ứng nhu cầu công việc, tình trạng khẩn cấp và sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, cảnh sát có quyền ngăn chặn công dân ra vào khu vực tâm dịch, nơi các ca nhiễm COVID-19 vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Thủ tướng Conte khẳng định ông "chịu trách nhiệm chính trị” đối với các quyết định của mình để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, đồng thời khuyến cáo trẻ em và người cao tuổi nên ở nhà để đảm bảo sức khỏe.
Sắc lệnh mới bổ sung các biện pháp quản lý chặt chẽ với toàn bộ vùng Lombardia và 14 tỉnh gồm Modena, Parma, Piacenza, Reggio Emilia, Rimini, Pesaro và Urbino, Alessandria, Asti, Novara, Verbano Cusio Ossola, Vercelli, Venice, Padova, Treviso.
Cụ thể, lệnh yêu cầu người dân hạn chế di chuyển; giữ khoảng cách an toàn ít nhất 1m; các quán bar, nhà hàng phải đóng cửa trước 18h; bất kỳ trường hợp nào sốt trên 37,5 độ phải ở nhà và người bị cách ly cấm không được đi ra ngoài.
Đây là những biện pháp mới đầy mạnh mẽ của Chính phủ Italy và có mức độ quyết liệt chỉ sau Trung Quốc nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn gây tranh cãi trong số các chính đảng thuộc phe đối lập, song Thủ tướng Conte đã cam tuyên bố ông sẵn sàng giải trình nhằm xoa dịu mối quan ngại của họ. Theo ông Conte, Italy không thể lãng phí thêm một ngày nào nữa trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh nguy hiểm này.
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, tính đến 18h ngày 7/3 (theo giờ địa phương), Italy đã có 5.061 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, tăng 1.145 trường hợp so với ngày 6/3, trong khi số ca tử vong là 233 người, tăng 36 trường hợp. Tuy nhiên, tính đến thời điểm trên Italy cũng đã có 589 người được điều trị thành công, tăng 66 trường hợp. Hiện tại, Italy còn có 2.651 bệnh nhân có triệu chứng phải nhập viện và 1.843 trường hợp điều trị tại nhà.
Người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Dân sự Angelo Borrell cho biết trong số các ca còn điều trị có 567 trường hợp đặc biệt, tăng 105 người. Riêng vùng Lombardia có 359 trường hợp, tăng 50 người. Hiện Lombardia đang trong tình trạng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện, buộc Cơ quan Bảo vệ Dân sự phải tính đến phương án chuyển bệnh nhân điều trị đặc biệt sang điều trị tại các vùng khác.
Theo Baotintuc.vn
Trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh của Hàn Quốc (KCDC) chiều 5/3 cho biết số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này đã vượt 6.000 người, hầu hết tập trung ở thành phố Daegu (Đông Nam).
Phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh dẫn báo cáo của PAHO cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh sốt xuất huyết tại khu vực này đã tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2020 với hơn 3 triệu ca.
Khoảng 3,4% số ca nhiễm COVID-19 đã tử vong, cao hơn nhiều so với tỉ lệ tử vong dưới 1% của cúm mùa, tuy nhiên chủng mới của virus Corona này là có thể kiểm soát được. Đây là khẳng định được Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 3/3 trong một cuộc họp báo ở Geneva.
Lầu Năm Góc đã đưa ra các kế hoạch cho hoạt động rút quân đầu tiên khỏi Afghanistan, cụ thể sẽ bắt đầu diễn ra sau 10 ngày tới và kéo dài trong 135 ngày trước khi đánh giá lại tình hình.
Theo thông báo của lực lượng phòng chống dịch của Nga, bệnh nhân là một nam giới trẻ tuổi, đột ngột bị ốm ngày 21/2 khi đang đi nghỉ tới Italy.
Báo cáo mới nhất của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 2-3 cho biết, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 476 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 lên đến 4.212, cả nước dồn sức ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.