Tối 26-4, Bộ Y tế Pháp cho biết, có thêm 242 người tử vong sau một ngày, mức thấp nhất trong năm tuần qua. Tây Ban Nha và Italy cũng ghi nhận số ca tử vong thấp kỷ lục kể từ giữa tháng 3 với 288 và 260 trường hợp ở mỗi nước.


Một tiệm bánh ở ngoại ô thành phố Madrid (Tây Ban Nha) lắp kính "tránh lây nhiễm" để chuẩn bị đón khách. Ảnh: AFP

Theo thông báo của Bộ Y tế Pháp, tổng số ca tử vong ở nước này là 22.865 trường hợp kể từ khi có dịch, giảm nhiều trong hai ngày qua. Dù thống kê số người tử vong do Covid-19 thường ở mức thấp vào những ngày cuối tuần, các quan chức y tế Pháp hy vọng rằng, dấu hiệu tích cực này sẽ được duy trì trong những ngày tới.

Số người nhập viện cũng như số bệnh nhân nặng cũng tiếp tục giảm và ở mức thấp. Hiện, còn 4.682 trường hợp đang được chăm sóc đặc biệt. Theo Bộ Y tế Pháp, hiện đang có xu hướng gia tăng đáng lo ngại đối với bệnh nhân bị các bệnh nặng khác. Cụ thể là bệnh nhân nặng do Covid-19 giảm 43 trường hợp, nhưng số người cần chăm sóc đặc biệt do các bệnh khác lại tăng 28 trường hợp. Tổng số người đang được chăm sóc đặc biệt do Covid-19 và các bệnh khác là 7.553, khiến cho các bệnh viện tiếp tục trong tình trạng căng thẳng.

Tây Ban Nha thực thi lệnh phong tỏa từ ngày 14-3 để "giữ" gần 47 triệu người ở nhà vì dịch bệnh lây lan rộng. Tỷ lệ tử vong trong ngày giảm mạnh và ở mức thấp nhất từ ngày 20-3. Dấu hiệu tích cực này diễn ra cùng thời điểm nới lỏng di chuyển cho trẻ em dưới 14 tuổi.

Không như các nước khác, Chính phủ Tây Ban Nha ban hành lệnh phong tỏa rất nghiêm ngặt, chỉ cho người lớn ra khỏi nhà đi mua đồ thiết yếu, khám chữa bệnh khẩn cấp hoặc đi dạo trong chốc lát. Sau suốt sáu tuần ở trong nhà, kể từ ngày 26-4, trẻ em có thể ra ngoài trong vòng một tiếng nếu có bố mẹ đi kèm.

Do dịch bệnh có chiều hướng suy giảm, Chính phủ Tây Ban Nha dự kiến nới lỏng lệnh phong tỏa từ giữa tháng 5 nhưng theo lộ trình nhất định, trước tiên là ở những khu vực ít bị ảnh hưởng. Trong tuần này, Chính phủ sẽ đưa ra kế hoạch tổng thể cho việc khôi phục hoạt động. Tổng số người tử vong do Covid-19 ở nước này là 23.190, sau Mỹ và Italy.

Còn tại Italy, nước đầu tiên ở châu Âu thực hiện lệnh phong tỏa, số ca tử vong đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 14-3. Là nước có số ca tử vong cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Italy sẽ cho ngành sản suất khôi phục hoạt động từ ngày 4-5.

Quán bar và nhà hàng vẫn tiếp tục phải đóng cửa tới ngày 18-5, trừ những nơi chỉ bán đồ mang đi. Ngày 26-5, trong cuộc phỏng vấn với tờ La Repubblica, Thủ tướng Italy Guiseppe Conte cho biết, học sinh chưa thể trở lại trường trước tháng 9 vì có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Do lo ngại nguy cơ tái bùng phát dịch, Chính phủ Italy phải cân nhắc từng bước để nới lỏng lệnh phong tỏa được duy trì trong thời gian lâu nhất trên thế giới.

Theo báo chí Italy, Chính phủ có thể chỉ cho phép người dân di chuyển trong thành phố, không được sang các vùng khác. Sân bay và các bến tàu có thể sớm hoạt động trở lại khi có đủ máy đo nhiệt độ để phát hiện người nhiễm bệnh. Còn quán bar, nhà hàng cũng như dịch vụ du lịch có thể vẫn đóng cửa trong hè này trừ khi có giải pháp để bảo đảm việc duy trì khoảng cách tiếp xúc.

Chính phủ Italy sẽ công bố kế hoạch chi tiết để khôi phục hoạt động trên các lĩnh vực trong tuần này.

TheoNhanDan

Các tin khác


Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hạn chế nhập cư nhằm ngăn chặn dịch COVID-19

Ngày 22/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đã ký sắc lệnh hành pháp hạn chế nhập cư nhằm tạm dừng cấp mới thẻ xanh, một động thái theo ông là sẽ giúp bảo vệ việc làm của người dân Mỹ trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Túng quẫn, nghèo đói hoành hành thế giới giữa Covid-19

Nỗ lực chống Covid-19 của toàn cầu bước sang giai đoạn mới đầy hỗn loạn, khi các cuộc biểu tình vì thiệt hại kinh tế nổ ra khắp nơi.

Nguy cơ Đông Nam Á trở thành "điểm nóng" COVID-19 tiếp theo của thế giới

Số ca lây nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) tại Đông Nam Á bất ngờ tăng nhanh trong những tuần gần đây đã dấy lên nhiều lo ngại rằng khu vực này có thể trở thành một điểm nóng mới trong đại dịch COVID-19.

Gần 2,6 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận gần 2,6 triệu ca nhiễm, trong đó gần 177.000 người chết vì nCoV, dịch có dấu hiệu giảm nhiệt ở một số nước.

WHO cảnh báo hậu quả của việc sớm dỡ bỏ phong tỏa chống dịch COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo rằng dịch COVID-19 có thể bùng phát lại bất cứ lúc nào, do đó bất kỳ quyết định dỡ bỏ tình trạng phong tỏa phải thực hiện dần dần.

Tổng thống V. Putin cảnh báo: Nga chưa lên tới đỉnh dịch Covid-19

Ngày 20-4, phát biểu tại dinh thự Novo-Ogarevo ở ngoại ô Moscow, trong cuộc họp trực tuyến về tình hình vệ sinh dịch tễ trên toàn Liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đại dịch Covid-19 tại LB Nga vẫn chưa lên tới đỉnh, sự lây lan của SAR-Cov-2 vẫn hết sức phức tạp, dù các cấp chính quyền đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn đà lây nhiễm này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục